Oct 3, 2013

Hao Mòn & Khấu hao TSCĐ #2- for Me

Hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật.
* Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, … trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng:
- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
 - Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
* Khấu hao TSCĐ: Là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu .
Như vậy, hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn.
- Mục đích của khấu hao:
+ Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết.
- ý nghĩa của khấu hao:
+ Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Về mặt kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
* Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ

ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức:
NG1 = NG0 x H1 x H0
Trong đó:
NG1 : Nguyên giá đánh giá lại.
NG0 : Nguyên giá ban đầu.
H1    : Hệ số trượt giá.
H0    : Hệ số hao mòn vô hình.
Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ:
GCL = NG1 x ( 1 -  M­KH )
Trong đó:
- GCL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.
- MKH : Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại.
Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần phải theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ.

Các phương pháp tính khấu hao
  Các phương pháp khấu hao áp dụng ở Việt Nam. Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

1.1. Phương pháp khấu hao đều ( Phương pháp khấu hao theo thời gian ):

Mức khấu hao       Nguyên giá TSCĐ     Nguyên giá             Tỷ lệ khấu hao
=                                =                              x
năm của TSCĐ      Số năm sử dụng        TSCĐ bình quân      bình quân năm

Mức khấu hao tháng của TSCĐ = Mức khấu hao năm / 12

Ví dụ minh hoạ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20% / năm.
- Mức khấu hao phải tính 1 năm = 150/ 5 = 30 ( triệu đồng )
- Mức khấu hao phải tính 1 tháng = 30/ 12 = 2,5 ( triệu đồng )
* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao đều như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao.
+ Thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng, thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa, ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình trực tiếp tham gia vào SXKD, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình ( do tiến bộ của KHKT ).
+ Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối.
- Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ.

1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng:

Mức khấu hao phải           Sản lượng hoàn                Mức khấu hao bình quân
=                                   x
tính trong năm                 thành trong năm                 trên 1 đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức KH bình quân         Số KH phân tích trong thời gian sử dụng
=
trích trong năm                   Sản lượng tính theo công suất thiết kế

Ví dụ minh hoạ:
Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150.000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của sản lượng tới mức khấu hao ta giả sử có hai phương án sau:

                                                                                          Đơn vị tính:  1000 đ
 Năm
Chi phí KH   1 đơn vị sp
phương án 1
phương án 2
Sản lượng
Mức KH
KH   luỹ kế
GTCL
Sản lượng
Mức KH
KH luỹ kế
GTCL
1
1
40.000
40.000
40.000
110.000
35.000
35.000
35.000
115.000
2
1
40.000
40.000
80.000
70.000
30.000
30.000
65.000
85.000
3
1
35.000
35.000
115.000
35.000
35.000
35.000
100.000
50.000
4
1
35.000
35.000
150.000
0
20.000
20.000
120.000
30.000
5
1
35.000
35.000
185.000
0
20.000
20.000
140.000
10.000
Cộng
185.000
185.000


140.000
140.000



Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi vốn ( 150 triệu ). Số sản phẩm làm ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu.
Theo phương án 2: Sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm, doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 5 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi đủ vốn để tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
- Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanhTSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Phạm vi ứng dụng hẹp.
- Điều kiện áp dụng: Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ, số quãng đường, …

1.3. Phương pháp khấu hao nhanh:
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình trong đó có biện pháp khấu hao nhanh. Thực chất là trong những năm đầu sử dụng sẽ tính khấu hao theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình quân, những năm sau sẽ tính khấu hao theo tỷ lệ thấp hơn. Cơ sở lý luận thực tiễn của phương pháp này là: Những năm đầu, TSCĐ còn mới, hiệu suất sử dụng cao, năng suất lao động cao, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều còn những năm sau các bộ phận chi tiết bị hao mòn, hư hỏng phải sửa chữa thay thế, do vậy năng lực và hiệu suất sử dụng giảm, sản phẩm làm ra ít, hao mòn vô hình tăng.
Có hai phương pháp khấu hao nhanh:

 Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó sau khi đã điều chỉnh hệ số.
Mni  = NGni x Tđ/c
Trong đó:
Mni  : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
NGni : Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến đầu năm thứ ni
Tđ/c : Tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh.
Tđ/c = To  x H = 1/ N x H
H : Hệ số điều chỉnh. H có 3 trường hợp:
- Nếu N < 5 : H = 1
- Nếu N = 5 – 6 : H = 2
- Nếu N > 6 : H = 2,5

- Thí dụ minh hoạ:
Vẫn với ví dụ như trên, N = 5 ta có H = 2
Tđ/c = To x H = 1/ N x H = 1/5 x 2 = 0,4 = 40%
                                                               Đơn vị: 1000 đ
Số năm sử dụng
Mức KH từng năm
Mức KH luỹ kế
Giá trị còn lại
1
60.000
60.000
150.000
2
36.000
96.000
90.000
3
21.600
117.600
54.000
4
12.960
130.560
32.400
5
7.776
138.336
19.440

Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm:
Mni = NG x Tni
Trong đó:
Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
Tni  : Tỷ lệ khấu hao
N: Tổng số năm sử dụng của TSCĐ
N =

- Ví dụ minh hoạ:
 Vẫn như ví dụ trên:
i = 1: T1 =  =
i = 2 : T2 =  =
………

Số năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao
 Mức khấu hao
Giá trị còn lại
1
5/15
50.000
100.000
2
4/15
40.000
60.000
3
3/15
30.000
30.000
4
2/15
20.000
10.000
5
1/15
10.000
0
Tổng cộng
150.000


* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh:
- Ưu điểm:
+ Thu hồi vốn nhanh, hạn chế sự mất giá của TSCĐ do hao mòn gây ra.
+ Hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ (vô hình dung chiếm dụng vốn nhà nước, vay vốn nhà nước không trả lãi ) .
- Nhược điểm:
+ Mức khấu hao rất cao ở những năm đầu sử dụng TSCĐ cho nên không thích hợp đối với những sản phẩm được sản xuất mà phải sau một thời gian dài quảng cáo mới bán được.
+ Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, doanh nghiệp không thu hồi đủ nguyên giá của TSCĐ.
+ Việc tính toán hết sức phức tạp nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Điều kiện áp dụng: Theo quy định của Quyết định 51/TTG ngày 21/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp khấu hao nhanh và nếu áp dụng phương pháp khấu hao nhanh phải đăng ký với cơ quan tài chính xét duyệt. Điều kiện là:
+ Kinh doanh có lãi.
+ TSCĐ có tiến bộ KHKT nhanh, chịu sự tác động của hao mòn vô hình nhanh.
+ TSCĐ hoạt động cao hơn năng suất bình thường.
+ Có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ TSCĐ đầu tư xây dựng mua sắm bằng vốn vay, TSCĐ thuê tài chính, nhận góp liên doanh.
ở nước ta hiện nay, theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về “ Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ “ quy định phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhà nước từ ngày 1/1/2000 là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Trong quyết định này, có quy định về khung thời gian sử dụng TSCĐ cho từng nhóm TSCĐ, căn cứ vào đó mà doanh nghiệp xác định số năm sử dụng cho từng nhóm TSCĐ. Do vậy, hiện nay phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

2. Các phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới:
Tại một số nước, một số bất động sản: đất đai, lợi thế thương mại,… và các bất động sản tài chính không trích khấu hao trong đời phục vụ của nó mà những bất động sản này được kế toán trích dự phòng giảm giá. Với những TSCĐ có trích khấu hao thì giá trị phải khấu hao của TSCĐ được xác định bằng giá thành của tài sản bất động trừ đi giá trị tận dụng ( hay giá trị phế liệu ). Điều này khác với một số nước trong đó có nước ta là tính giá trị khấu hao của tài sản chính là giá thành của tài sản bất động đó.
2.1. Phương pháp khấu hao bình quân ( Straight – line method )

Mức khấu hao năm           Nguyên giá -  Giá trị phế liệu
=
của TSCĐ                                Số năm hữu dụng
Ví dụ: Một máy móc trị giá 550$, thời gian sử dụng ước tính là 5 năm và giá trị thu hồi ước tính là 50$ thì mức khấu hao hàng năm tính theo phương pháp bình quân là:
Mức khấu hao năm của TSCĐ =  = 100$
2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng ( Units-of-production method ):

Mức khấu hao tính                            Nguyên giá – Giá trị thu hồi
=
cho 1 đơn vị sản phẩm                   Sản lượng ước tính


Mức khấu hao  =    Sản lượng sản      x        Mức khấu hao tính
năm                  xuất 1 năm               cho 1 đơn vị sản phẩm
2.3. Phương pháp khấu hao nhanh ( Accelerated depreciation method ):
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ( Declining-blance method ):
Theo phương pháp này, giá trị thu hồi không được tính đến, tỷ lệ khấu hao được tính bằng cách nhân đôi tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình. Tỷ lệ này được tính hàng năm cho các giá trị ghi sổ giảm dần của TSCĐ. Cách thức xác định mức khấu hao:
- Tính tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình của TSCĐ.
- Nhân đôi tỷ lệ này.
- Vào cuối mỗi năm sử dụng của tài sản vận dụng tỷ lệ nhân đôi này cho giá trị ghi sổ còn lại của TSCĐ.
Ví dụ:
Một TSCĐ có giá trị 5000$, có thời gian sử dụng ước tính là 5 năm, giá trị thu hồi là 500$.
Ta có:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao trung bình là 20%
- Tỷ lệ khấu hao theo số dư giảm dần là: 2 x 20% = 40%
Tính các mức khấu hao hàng năm như trình bày trên bảng:

                                                      Đơn vị tính: USD
Số năm      sử dụng
Mức khấu hao hàng năm
Giá trị       còn lại
Khấu hao luỹ kế
1
2.000
5.000
2.000
2
1.200
3.000
3.200
3
720
1.800
3.920
4
432
1.080
4.352
5
259,2
648
4611,2

Theo phương pháp số dư giảm dần, giá trị ghi sổ của TSCĐ không bao giờ bằng 0. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi, tận thu, giá trị còn lại được sử dụng để xác định lãi lỗ của việc chuyển nhượng. Nhưng nếu một TSCĐ có giá trị thu hồi thì TSCĐ không được khấu hao quá giá trị sử dụng.
* Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm ( Sum-of-the years-digits –method ):
Theo phương pháp tổng số các năm, các số năm của thời gian hữu dụng của tài sản được cộng lại với nhau, tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Lựa chọn phương pháp khấu hao tại các doanh nghiệp ( theo kế toán pháp )
Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp cao nhất với nhau. Ví dụ nếu doanh thu được tao ra bởi chính một TSCĐ không thay đổi suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ thì phương pháp khấu hao được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Ngược lại, nếu doanh thu cao hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp khấu hao giảm dần nên được áp dụng .
Sau đây là hai quan điểm về việc lựa chon phương pháp khấu hao trong các doanh nghiệp. Quan điểm thứ nhất, cho rằng bởi vì khó có thể dự đoán được doanh thu phát sinh trong thời gian tới, do vạy, phương pháp được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Quan điểm thứ hai, cho rằng phương pháp nào áp dụng mà có thể giúp ích cho mục tiêu thuế thì nên được lụa chọn, bởi chúng giúp ích cho việc đơn giản trong công tác hạch toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao 1. Nguyên giá TSCĐ
* Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi để có TSCĐ cho đến khi đưa tài sản vào hoạt động bình thường ( như: Giá mua thực tế TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…)
* Xác định nguyên giá cho TSCĐ
- TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ loại mua sắm ( mới hoặc cũ ):
NG =Giá mua + Thuế NK + Chi phí lắp đặt + Thuế trước bạ – Số tiền giảm giá
(theo Hđơn)  (nếu có)   (vận chuyển,…)        (nếu có)              (nếu có)
Giá mua: Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng(VAT)phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa tính thuế giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp mua TSCĐ sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp hay để sản xuất mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua là giá có tính thuế giá trị gia tăng.
+ TSCĐ do xây dung cơ bản hoàn thành
NG = Giá thành thực tế hoặc giá trị quyết toán công trình bàn giao
+ TSCĐ nhận góp liên doanh liên kết:
NG = Giá trị vốn góp được Hội đồng liên doanh đánh giá + Chi phí lắp đặt chạy thử
+ TSCĐ do nhà nước cấp:
  • Do nhà nước cấp:
NG = Giá ghi trên sổ của đơn vị cấp + Chi phí chạy thử lắp đặt
  • Cấp trên cấp:
NG = Giá trị còn lại của TS + Hao mòn luỹ kế ( nếu có ) + Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử.
+ TSCĐ được cho, biếu tặng, viện trợ:
NG = Giá thị trường của TSCĐ tương đương cộng các khoản chi phí khác nếu có.
- TSCĐ vô hình:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp.
+ Chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả.
+ Chi phí về lợi thế kinh doanh.
+ TSCĐ vô hình khác như quyền thuê nhà, quyền đặ nhượng , mác nhạn hiệu….
NG = Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đó.
-         TSCĐ thuê tài chính
Riêng đối với loại TSCĐ này chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý, bảo dưỡng,giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của doanh nghiệp.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản.
-TSCĐ thuê hoạt động:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản.
* Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ:
- Đánh giá lại giá trị TSCĐ.
- Nâng cấp TSCĐ: Nâng cao năng lực, kéo dài tuổi thọ.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
- Điều chỉ giá ước tính
2. Thời gian sử dụng:
* Thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào kinh doanh trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. ở đây cần phân biệt giữa thời gian hữu dụng và thời gian sử dụng ( thời gian khả dụng ). Thời gian hữu dụng của TSCĐ là độ dài thời gian mà TSCĐ sẽ được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Một máy công cụ có thời gian sử dụng từ 7 đến 10 năm, doanh nghiệp có thể có kế hoạch đổi máy khác sau 5 năm. Trong trường hợp này, máy công cụ có thời gian hữu dụng là 5 năm. Thời gian hữu dụng của một TSCĐ thường khó dự đoán vì một số nhân tố như sự hao mòn, hư hỏng, không tương xứng và lỗi thời.
* Căn cứ xác định thời gian sử dụng hữu hình của TSCĐ
- Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
+ Hiện trạng TSCĐ ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ tính trạnh thực tế của TSCĐ, …)
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
Riêng đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng ), TSCĐ đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 98% trở lên ( so với giá bán của TSCĐ mới cùng loaị hoặc của loại TSCĐ tương đương trên thị trường ), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo “ Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999.
- Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình:
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 40 năm.
- Thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt:
+ Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT, thời gian sử dụng TSCĐ được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.
+ Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng của TSCĐ chuyển giao được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.
3. Giá trị thu hồi ( với phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới )
Giá trị thu hồi của TSCĐ là số tiền sẽ thu hồi được khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Giá trị thu hồi chỉ xác định được chính xác khi bán hoặc thanh lý tài sản, cho nên khi tính mức khấu hao hàng năm, giá trị thu hồi chỉ là con số ước tính.
4.Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với các yếu tố:
-Thuế thu nhập doanh nghiệp:Như chung ta biết để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, doanh nghiệp phải trích khấu hao do dó khấu hao TSCĐ là quá trình phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí theo một cách hợp lý và nó là khoản chi phí được hạch toán vào giá vốn hàng bán để trừ vào doanh thu do đó làm cho thu nhập chịu thuế  của doanh nghiệp giảm  dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặt khác nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kháu hao nhanh theo tổng số các năm thì co thể được nhà nước hoàn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ.
-Tiến bộ khoa học kỹ thuật:Như chúng ta được biết tiến bộ khoa học kỹ thuật nó ảnh hưởng đến hao mòn vô hình TSCĐ bởi vì nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn do đó nó co tác động đến khấu hao TSCĐ.
-Tái sản xuất TSCĐ:Bởi vì mục đích của khấu hao là thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ và tái đầu tư và đổi mới , mua sắm TSCĐ, nâng cấp và bảo dưỡng TSCĐ vì vậy khấu hao TSCĐ chính là trích lập nguồn vốn khấu hao dùng để tái sản xuất TSCĐ.
Ngoài ra khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ vói rất nhiều yếu tố khác trong doanh nghiệp.

Tổ chức hạch toán khấu hao
1. Căn cứ xác định khấu hao:
- Thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp
- Các kế hoạch tăng, giảm TSCĐ trong kỳ
- Chế độ quản lý tài chính nhà nước
2. Các nguyên tắc tính khấu hao:
- Nguyên tắc tròn tháng:
Theo chế độ kế toán của Việt Nam, để dơn giản trong cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao,TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải tính khấu hao. Do vậy, để xác định khấu hao tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ, cho nên để giảm bớt công việc tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng nay theo công thức như sau:
Số KH phải                     Số KH đã trích            Số KH tăng                 Số KH giảm
=                             +                              -
trích tháng này     trong tháng trước         trong tháng trước       trong tháng trước
Riêng đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp thì thực hiện tính khấu hao theo nguyên tắc tròn năm.
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải tính khấu hao.
- Không tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
3. Chứng từ khấu hao TSCĐ
-         Chứng từ gia tăng giảm: biên bản + thẻ TSCĐ.
-   Chứng từ nghiệp vụ: Bảng tính và phân bổ khấu hao.

Hạch toán khấu hao TSCĐ
1. Tài khoản sử dụng
- TK 211: TSCĐ hữu hình
+ Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng lên trong kỳ.
+ Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm đi trong kỳ.
+ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ.
- TK 213: TSCĐ vô hình
+ Bên nợ: TSCĐ vô hình tăng lên.
+ Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm đi trong kỳ.
+ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ.
- TK 214: Hao mòn TSCĐ
+ Bên nợ: Hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ.
+ Bên có: Hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ.
+ Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
TK 214 có 3 tài khoản cấp 2:
  • TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
  • TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê dài hạn
  • TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.
- TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản
+ Bên nợ: Phản ánh nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do:
  • Trích khấu hao
  • Thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển hoặc cho vay
+ Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao:
  • Đầu tư đổi mới TSCĐ
  • Trả nợ vay đầu tư  TSCĐ
  • Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác hoặc cho vay
+ Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
Đối với những TSCĐ được đầu tư bằng nguồn KPSN của Nhà nước thì sử dụng thêm TK 466: Kinh phí đã hình thành tài sản.
2. Hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao
a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh
Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD:
Nợ TK 627 ( 6274 )
Nợ TK 641 ( 6414 )
Nợ TK 642 ( 6424 )
Nợ TK 241
Có TK 214 ( 2141, 2143 )
Đồng thời ghi:    Nợ TK 009: Tổng số khấu hao đã trích
b) TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, khi hoàn thành sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc các hoạt động phúc lợi công cộng thì không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD mà chỉ tính hao mòn TSCĐ 1 năm 1 lần vào thời điểm cuối năm:
Nợ TK 4313: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi
Nợ TK 466: Nếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
Có TK 214
Điều chuyển TK cho sử dụng nội bộ ( cấp dưới được nhận từ cấp trên ):
Nợ TK 211
Có TK 214
Có TK 466
c) Đối với TSCĐ đi thuê
* TSCĐ thuê tài chính
- Đối với doanh nghiệp đi thuê:
Nợ TK 627; 641; 642; 241
Có TK 214 ( 2142 )
- Đối với doanh nghiệp cho thuê:
Nợ TK 635
Có TK 228
* TSCĐ thuê hoạt động
- Bên cho thuê ghi:
Nợ TK 635
Có TK 214 ( 2141; 2143 )
3. Hạch toán các nghiệp vụ ghi giảm khấu hao:
a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh
* Trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Đối với TSCĐ chưa khấu hao hết:
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 213; 211
- Đối với TSCĐ đã khấu hao hết:
Nợ TK 214
Có TK 211; 213
* Trường hợp giá trị hao mòn do TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ
Trong trường hợp này, cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán  cho phù hợp.
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, sẽ phân bổ vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 627 ( 6273 )
Nợ TK 641 ( 6413 )
Nợ TK 642 ( 6423 )
Có TK 211
- Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước.
Nợ TK 214
Nợ TK 142 ( 1421 ): Giá trị còn lại
Có TK 211
b) Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp.
- Khi nhượng bán thanh lý, thiếu khi kiểm kê hoặc cấp trên chuyển cho cấp dưới:
Nợ TK 214
Nợ TK 466
Có TK 211; 213
- Cấp phát kinh phí năm tài chính bằng TSCĐ đã sử dụng:
Nợ TK 341: Kinh phí cấp phát
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211; 213
- Đối với TSCĐ đi thuê tài chính:
Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ ( nếu giá trị lớn ) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ ( nếu giá trị nhỏ ):
Nợ TK 214 ( 2142 )
Nợ TK 142: Giá trị còn lại ( nếu giá trị lớn )
Nợ TK 627: Giá trị còn lại ( nếu giá trị nhỏ )
Có TK 212
4. Hạch toán các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khấu hao
*Số khấu hao phải nộp cho cấp trên hoặc ngân sách
- Trường hợp doanh nghiệp không được hoàn trả lại:
Nợ TK 411
Có TK 111; 112
Có TK 3368 ( đồng thời ghi đơn Có TK 009: số đã nộp )
- Trường hợp được hoàn trả lại sau một thời gian:
+ Khi nộp vào khấu hao cho cấp trên hoặc chuyển cho đơn vị khác:
Nợ TK 136 ( 1368 )
Có TK 111; 112
Có TK 3368 ( Đồng thời ghi Có TK 009 )
+ Khi nhận lại vốn khấu hao:
Nợ TK 111; 112
Có TK 136 ( 1368 )
( Đồng thời ghi Nợ TK 009 )
- Cấp dưới nhận vốn khấu hao của cấp trên đưa xuống để đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc  bổ sung vốn kinh doanh:
Nợ TK 111; 112
Có TK 411
( Đồng thời ghi Nợ TK 009 )
- Cho vay vốn khấu hao:
Nợ TK 128; 228 ( nếu cho vay bên ngoài )
Nợ TK 136 ( nếu cho vay nội bộ )
Có TK 111; 112
( Đồng thời ghi Có TK 009 )
- Lãi thu được về cho vay:
Nợ TK 111; 112; 1388
Có TK 515
- Khi hết hạn hợp đồng cho vay doanh nghiệp thu vốn về:
Nợ TK 111; 112; 1388
Có TK 128; 228
Có TK 515

Một số vấn đề về khấu hao hiện nay Theo Quyết đinh số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng với mức tính khấu hao được quy định trong một phạm vi nhất định. Việc quy định phương pháp khấu hao duy nhất được áp dụng là chưa hợp lý vì những lý do sau đây:
- Một là: TSCĐ trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau, công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có sự khác nhau. Lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng khác nhau.
- Hai là: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản, đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng.
- Ba là: Xuất phát từ nguyên tắc của kế toán với nội dung cơ bản là: Thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bốn là: Vì khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế, trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với kế toán tính thuế.

Theo kiemdinhvn

Khấu hao và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định - For me!

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
  • Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.
  • Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
a) Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng)
Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
MK
=
NG
------
T
Trong đó:
MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau:
Tk
=
Mk
-----
NG
Hoặc   Tk
=
1
---
T
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng.
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.
Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, người ta thường xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương pháp bình quân gia quyền:
       n
Tk  =  ∑(fi.Ti)
          i =1
 

Trong đó:
- f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ
- Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
- i : Loại TSCĐ

Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:
M =
Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao
X
Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung
b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mki    = Gdi   x Tkh
Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
                                                                ─
i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy Tk = 1/5 = 20%
Tkh = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau:

Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
Tkh
=
         i  
1-
Gci
-----
NG
Trong đó: 
Gci:  Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
NG:    Nguyên giá của TSCĐ
                                                       -----
i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
                   43,2 triệu  : 2  = 21,6 triệu
* Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
                      Mkt = NG  x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này:
Cách 1:
Tkt =
Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự năm sử dụng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng số các số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng

Cách 2:
Tkt  =
2(T + 1 – t)
---------------
T (T + 1)
Trong đó: 
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n)
Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau:
Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ
a) Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:
* Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
  • Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
  • Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ
* Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
  • Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
  • Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
  • Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
  • Các TSCĐ thuê vận hành
  • Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
Theo saga

Văn bản liên quan đến khấu trừ TSCĐ - xe mua phục vụ Doanh nghiệp

1. Về kê khai nộp lệ phí trước bạ:
Tại Điều 2, Điều 6 Thông tư số 124/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn lệ phí trước bạ như sau:
Điều 2. Người nộp lệ phí trước bạ
Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài) có các tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ nêu tại Điều 1Thông tư này, phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Điều 6. Tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ
5. Ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô là 2%.
Riêng: Ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả trường hợp ôtô bán tải vừa chở người, vừa chở hàng thì nộp lệ phí trước bạ theo tỷ lệ từ 10% đến 20%. Căn cứ quy định về tỷ lệ thu lệ phí trước bạ tại điểm này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng trụ sở được xác định theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ 
Căn cứ các quy định nêu trên công ty mua xe ô tô chở người 7 chỗ ngồi (kể cả lái xe) phải nộp lệ phí trước bạ theo tỉ lệ (%) do UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính, quy định tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
2. Về kê khai khấu trừ thuế GTGT:
Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
...
3. Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
...
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”
Căn cứ quy định nêu trên công ty chỉ được khấu trừ thuế đầu vào tương ứng phần giá trị đến 1,6 tỷ đồng, số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”
3.Xác định khoản chi phí được trừ:
Tại Khoản 1 Điều 6  Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế         
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
Tại Khoản 2.2e  Điều 6  Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định khoản chi phí trích khấu hao không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng  và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 01/01/2009 trở đi (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch...”
Căn cứ các quy định nêu trên, phần chi phí trích khấu hao đối với TSCĐ là xe ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống chỉ được tính vào chi phí được trừ tương ứng phần giá trị đến 1,6 tỷ đồng. Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.Về xác định nguyên giá và đăng ký phương pháp trích khấu hao:
“Tại Mục 1 Điều 4 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định:
“Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
a. TSCĐ hữu hình mua sắm:
 Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.”
Tại Khoản 9 Điều 9, Phần C Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ như sau:
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”
Tại Khoản 3 Điều 13 Phần C Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn:
3. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.”
Tại Khoản d Mục 2.2 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC hướng dẫn:
“d) ... Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện).
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.”
Căn cứ các quy định nêu trên, công ty phải thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định đơn vị lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: phương pháp khấu hao đường thẳng...). Khi tăng TSCĐ là xe ô tô 7 chổ, công ty phải xác định nguyên giá thực hiện trích khấu hao theo phương pháp đã đăng ký với cơ quan thuế.
Trường hợp hoạt động kinh doanh có lãi, đơn vị được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng.
Theo Chicuc thuế

Khấu trừ thuế khi mua xe cho Doanh Nghiệp!

Ví dụ Cty mua con Camry 2.4 mới (đầu vào của Cty), chi phí hết Tỷ đồng, cả VAT 10% (khoảng 100Trieu), Cty sẽ được hoàn thuế VAT( khoảng 100 triệu)@
Tuy nhiên cty phải có doanh thu + VAT đầu ra thì mới khấu trừ được đầu vào Sau đó Cty phải có vài động tác thì mới rút tiền ra được.
tuy nhiêu chú ý  khi cty bán xe thì Cty sẽ phải trừ tiền thuế sang tên cho người mua và phải nộp thuế TNDN@
Cty kinh doanh được 2 tỷ doanh thu (VAT 10%), (200Tr) cho hỏi là sau đó khấu trừ thuế như thế nào?
khấu trừ và thủ tục 
 Khấu trừ:
- Khi phát sinh DT 2 tỷ cty sẽ phải nộp 200 tr tiền thuế VAT (giả định 10%)
- Nếu không có VAT đầu vào cty phải nộp 200 tr cho cq thuế (nộp hàng tháng)
- Khi Cty mua xe, ví dụ 1 tỷ, VAT 100 tr thì thuế phải nộp = 200 tr - 100 tr = 100 tr
- Như vậy không phải nộp nghĩa là Cty đã "được" 100t@
 Cái lợi:
- công ty được tính khấu hao xe vào chi phí (có thể KH nhanh - khoảng 3 năm) - đỡ nộp thuế TNDN
- VAT đầu vào được khấu trừ (bù trừ thuế đầu ra phải nộp)
- Được tính chi phí xăng xe, cầu phà, lương lái xe - đỡ thuế TNDN
- Được tính chi phí bảo dưỡng sửa chữa
Chú ý phải có hóa đơn tài chính tên cty cho các khoản chi phí trên
Cái hại:
- giả sử Đi khoảng 1, 2 năm đổi xe, Cty phải sang tên cho người mua, nộp thuế TNDN và thuế VAT (tốn kém lắm gần = đăng ký lần 2 đấy)#
Vì vậy tốt nhất là cứ để xe ấy dùng cho doanh nghiệp đừng bán đi hoặc giả dụ nếu bán thì phải thương lượng với người mua HĐ mua xe thấp có thể@
ví dụ: Giá trị xe mua 1 tỷ
sau 3 năm bán đi cơ quan thuế sẽ áp giá trị xe còn 50%
Vậy thuế trước bạ phải nộp = 1 tỷ x 50% x thuế trước bạ = a đồng (tùy theo mức thuế tb tại thời điểm)
Thuế VAT phải nộp = giá bán xe trên hóa đơn x 10% = b đồng (tùy theo mức giá bán ghi trên hóa đơn)
Vậy khi bán cho người mua bác phải thỏa thuận với người mua để tính toán phần phải nộp trên
về thủ tục bán xe:
- Nghị quyết HDDTV công ty v/v bán xe
- Quyết định bán xe
- Hợp đồng mua bán xe
- Biên bản bàn giao xe+giấy tờ xe
- Hóa đơn GTGT
- Hồ sơ gốc theo xe 

Theo otofun
TT - Theo quy định mới, doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải thanh toán qua ngân hàng (NH).
- Theo quy định của thông tư 129 ngày 26-12-2008 của Bộ Tài chính về thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ 1-1-2009 và công văn số 3046/BTC-TCT ngày 20-3-2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thêm về điều kiện chứng từ thanh toán qua NH để được khấu trừ hoàn thuế GTGT, hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ 20 triệu đồng (giá đã có thuế GTGT) nếu không có chứng từ thanh toán qua NH thì không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT.
Về nguyên tắc, thanh toán qua NH là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại NH theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo có của bên bán về số tiền đã nhận được từ tài khoản của bên mua. Hình thức thanh toán qua NH như: sec (sec chuyển khoản, sec bảo chi...), ủy nhiệm chi - chuyển tiền, ủy nhiệm thu, thư tín dụng...
* Nếu nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán có được xem là thanh toán qua NH?
- Trường hợp đơn vị mua nộp tiền vào tài khoản của chính công ty mình sau đó ký ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản của mình (đơn vị mua) sang tài khoản của đơn vị bán mở tại NH cũng là hình thức thanh toán qua NH. Đơn vị mua đủ điều kiện để kê khai thuế GTGT đầu vào.
Nhưng trường hợp bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán thì không được xem là thanh toán qua NH nên không đủ điều kiện để được khấu trừ hoàn thuế GTGT.
Tất cả doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản tại NH. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua hàng hóa dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có hóa đơn GTGT hợp pháp, muốn được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào hợp pháp thì phải mở tài khoản tại NH để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ qua NH mới đủ điều kiện kê khai thuế GTGT đầu vào. Nếu không có chứng từ thanh toán qua NH thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
* Trường hợp đã ký hợp đồng và tạm ứng tiền trong năm 2008, nay tiếp tục thực hiện và đáp ứng đủ điều kiện thanh toán qua NH thì có được khấu trừ toàn bộ tiền thuế GTGT?
- Về nguyên tắc, hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên phát sinh từ 1-1-2009 muốn được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có điều kiện có chứng từ thanh toán qua NH. Với các hóa đơn GTGT phát sinh từ 1-1-2009 nhưng đã thanh toán một phần bằng tiền mặt năm 2008, năm 2009 thanh toán tiếp qua NH thì chỉ được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá trị thanh toán qua NH. Tuy nhiên hiện nay Cục Thuế TP.HCM cũng nhận được nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại trường hợp này vì cho rằng không hợp lý. Vấn đề này đã được Cục Thuế báo cáo và xin ý kiến Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, sắp tới sẽ có hướng dẫn thêm về vấn đề này.
* Ngược lại với trường hợp trên, hàng hóa dịch vụ đã được mua, lập hóa đơn trong năm 2008, nhưng lại thanh toán trong năm 2009 bằng tiền mặt thì được khấu trừ thuế?
- Hàng hóa dịch vụ đã mua và lập hóa đơn năm 2008, năm 2009 mới thanh toán thì không ràng buộc bởi điều kiện thanh toán qua NH nên trường hợp này nếu thanh toán bằng tiền mặt vẫn được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
* Nếu mua hàng hóa từ 20 triệu đồng trở lên của cơ sở bán hàng có hóa đơn bán hàng (do Bộ Tài chính phát hành, không phải hóa đơn GTGT) thì có phải thanh toán qua NH hay không?
- Thanh toán qua NH đối với hàng hóa dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên là điều kiện để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Căn cứ để kê khai khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT. Hóa đơn bán hàng không phải là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế GTGT nên không ràng buộc bởi điều kiện thanh toán qua NH.
* Nếu mua hàng có hóa đơn GTGT nhưng thanh toán bằng tiền mặt không được khấu trừ thì số thuế này phải xử lý như thế nào?
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Trường hợp khi mua hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng, phương thức thanh toán là trả chậm, trả góp hoặc bù trừ công nợ thì có được xem là thanh toán qua NH?
- Nếu mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp mà giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ 20 triệu đồng trở lên, trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua NH do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào (đồng thời ghi rõ thời hạn thanh toán vào phần ghi chú trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào). Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng mà không có chứng từ thanh toán qua NH thì phải kê khai điều chỉnh số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ .
Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán dưới hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua NH mà phương thức này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua NH, trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị chênh lệch còn lại từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán qua NH.
* Trường hợp doanh nghiệp chia nhỏ hóa đơn để vẫn thanh toán bằng tiền mặt, có cách nào ngăn chặn?
- Trường hợp mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp, mỗi lần mua có hóa đơn GTGT dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày thì căn cứ vào tổng giá trị hàng hóa mua trong ngày của các hóa đơn để xác định: nếu từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán qua NH.
Theo chi cucthue