Dec 3, 2013

Kinh Nghiệm Đầu Tư Chứng Khoán- for me@

Bí quyết chiến thắng trên thị trường chứng khoán VN

Theo ông Lê Đức Khánh – Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại Chứng khoán Maritimebank, nghiên cứu kỹ lịch sử giao dịch, quy luật tăng giá và đặt ra tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt có thể giúp nhà đầu tư chiến thắng trên thị trường.
Chứng khoán Việt Nam hoạt động hơn chục năm qua và được coi là non trẻ so với những thị trường phát triển trên thế giới. Đa phần nhà đầu tư chơi cổ phiếu đều chưa trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể vượt qua các biến động trên thị trường và đánh bại chỉ số Vn-Index.
Từ khi thị trường chứng khoán biết đến những con sóng đầu cơ và trải qua cú giảm điểm mạnh, bài học lớn nhà đầu tư thường gặp phải là không biết lựa chọn cổ phiếu hoặc thời điểm mua bán và chiến lược cụ thể. Chơi chứng khoán là một nghệ thuật nơi mọi người kiểm soát tốt tâm lý trong giao dịch cổ phiếu, đồng thời tự rèn luyện mình một phong cách đầu tư chuyên nghiệp, trang bị phương pháp chọn lựa cổ phiếu tốt để có thể thành công trong một môi trường kinh doanh khắc nghiệt.
chung-khoang-9-HH-1939-1385956620.jpg
Chỉ những mã đứng đầu ngành về quy mô và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mới có nhiều cơ hội tăng giá mạnh. Ảnh: H.H
Đầu những năm 1930 của thế kỷ trước, một chuyên gia phân tích chứng khoán trẻ tuổi có tên Benjamin Graham sau nhiều năm nghiên cứu đã phát hiện một quy luật. Đó là nhiều cổ phiếu tốt sau một thời gian bị ảnh hưởng tâm lý thất thường từ thị trường sẽ bị bán tháo đến khi thị giá rất rẻ. Khi đó, nhà đầu tư chỉ việc mua vào và nắm giữ một thời gian để giá quay lại mốc cao hơn và thu lời lớn.
Tuy nhiên, vị tỷ phú nổi tiếng Warren Buffet lại không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này và đã chứng minh không phải cổ phiếu nào bị định giá thấp cũng quay lại mức giá ban đầu. Chỉ những cổ phiếu tốt, có lợi thế cạnh tranh đặc biệt và lợi nhuận tăng trưởng bền vững mới tăng trở lại và thị giá vượt lên các tầm cao mới. Ngược lại, việc chọn nhầm cổ phiếu sẽ vô cùng tệ hại, không kể đến những cổ phiếu tiếp tục giảm giá sâu. Khi nhà đầu tư ghi nhận những khoản lỗ lớn, nhiều mã bị chọn nhầm hầu như không biến động nhiều về giá, xu thế đi ngang trong thời gian dài gây mất nhiều chi phí cơ hội và chôn vốn.
Vậy những cổ phiếu sẵn sàng tăng điểm trở lại khi thị trường hồi phục là những mã nào? Qua thống kê các con sóng chứng khoán từ năm 2009 đến nay, nhiều cổ phiếu đã tăng giá rất tốt ngay từ khi bắt đầu niêm yết. Những mã này đều có đặc điểm chung để trở thành cổ phiếu chất lượng cao mà rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bỏ lỡ.
Thứ nhất, cổ phiếu tốt phải là những mã đứng đầu ngành đặc thù hoặc cơ bản, hoạt động đơn ngành, cung cấp sản phẩm dịch vụ ưu việt hơn các đối thủ khác và có quy mô hoạt động như doanh thu, lợi nhuận bền vững trong các năm. Thứ hai, đây là nhóm thường có biến động về giá lớn trong một khoảng thời gian dài và là những cổ phiếu midcap tăng trưởng.
Các mã midcap tăng trưởng có thể là cổ phiếu chu kỳ với quy mô vốn hóa trung bình, sản phẩm và dịch vụ đặc biệt mà các đối thủ khác không có. Hoạt động kiểu “một mình một chợ” thường có ưu thế lớn vì không có đối thủ trong phân khúc sản phẩm của mình. Ngoài việc định nghĩa thế nào là cổ phiếu tốt, chúng ta cần có bộ lọc cổ phiếu để sớm tìm ra các mã chất lượng cao trước khi ghi nhận những bước tiến lớn lớn về giá. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là những cổ phiếu siêu hạng thường xuất hiện ở hoàn cảnh nào và với đặc điểm gì ?
Ý tưởng về bộ lọc cổ phiếu đầu tiên được phát triển bởi một trong những chuyên gia đầu cơ cổ phiếu nổi tiếng nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ những năm 80–90, William O’Neil. Hệ thống lọc cổ phiếu CANSLIM của ông dường như thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư tài chính không chỉ trên toàn thế giới mà cả ở Việt Nam. Việc áp dụng các tiêu chí trong bộ lọc này vào môi trường kinh doanh cổ phiếu tại Việt Nam về cơ bản là ổn định nhưng vẫn chưa đầy đủ. Tuy nhiên, các tiêu chí cụ thể dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn khi nào và loại cổ phiếu gì mua là thích hợp.
Hệ thống lọc cổ phiếu của William O’Neil có cụm từ gồm 8 chữ cái và một chữ số viết tắt của 9 tiêu chí lọc cổ phiếu quan trọng, ghép lại thành MS1 CHOICE. Trong đó:
M – MARKET có nghĩa xu hướng thị trường. Nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu khi thị trường đang có những diễn biến tích cực, xu hướng tăng đang có dấu hiệu xảy ra. Đôi khi nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu khi thị trường đang diễn biến ảm đạm hoặc tạo đáy trũng để tích lũy.
S – SUPPLY đề cập đến cung cầu cổ phiếu. Những mã có bất ngờ giao dịch sôi động hoặc khối lượng khớp lệnh tăng đột biến kèm trị giá lớn là những cổ phiếu có nhiều cơ hội tăng giá. Cổ phiếu có xu hướng tăng điểm mạnh hầu như không thể thiếu những phiên giao dịch bùng nổ.
1 – Số 1 là đứng vị trí đầu tiên một trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hoặc sản phẩm duy nhất mà không có đối thủ. Đây là tiêu chí lựa chọn khá quan trọng khi chúng ta tìm kiếm những siêu cổ phiếu. Chỉ những mã đứng đầu ngành về quy mô và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mới có nhiều cơ hội tăng giá mạnh. Những cổ phiếu có sản phẩm đặc biệt được người tiêu dùng săn đón cũng có thể hứa hẹn tương lai sáng và cơ hội tăng điểm nhiều lần theo thời gian.
C – CURRENT PROFIT. Trong đó, cổ phiếu của doanh nghiệp nào có lợi nhuận hiện tại và lãi dự báo trong tương lai tốt thì nhà đầu tư cần nắm giữ.
H – HISTORY. Thông thường những cổ phiếu có lịch sử giao dịch với giá tăng mạnh thường thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Dòng tiền đầu cơ có nhiều cơ hội tăng điểm cũng như giao dịch sôi động trong tương lai. Đôi khi lịch sử đôi cũng thường lặp lại trên thị trường cổ phiếu.
O – ORGANIZATION liên quan đến nội bộ doanh nghiệp. Trong đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp có ban lãnh đạo tâm huyết, tài năng sẽ đem lại cho công ty những khoản lãi lớn. Doanh nghiệp cũng hoạt động và phát triển hiệu quả hơn các đơn vị khác, đồng thời tạo cảm giác yên tâm cho nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu đó.
I – INSTITUTIONAL đề cập đến cổ đông chiến lược đang sở hữu cổ phần trong công ty. Theo đó, doanh nghiệp tốt thường có những cổ đông là các tổ chức tài chính lớn, quỹ đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân đôi khi không cần quá tìm hiểu về doanh nghiệp trong khi có các tổ chức chuyên nghiệp sở hữu nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
C – CANDLESTICK là biểu đồ hình nến, được xem như một trong những công cụ đánh giá giao dịch ngắn hạn dựa trên yếu tố kỹ thuật cũng như các mẫu hình tăng, giảm giá. Một cổ phiếu trước khi tăng điểm mạnh sẽ phải trải qua một mẫu hình tăng giá đặc biệt. Nếu không, giá của cổ phiếu đó sẽ tiếp tục đi ngang, thậm chí trong xu hướng giảm.
E – EVALUATION là yếu tố lưu ý nhà đầu tư hiểu giá trị cổ phiếu. Xác định giá trị thông qua giá trị sổ sách doanh nghiệp là tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Những cổ phiếu tốt đôi lúc bị thị trường định giá thấp lại có biên độ an toàn lớn. Biên độ an toàn được tính bằng khoảng cách giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường. Theo đó, biên độ này càng cao, việc đầu tư càng an toàn.
Đối với những nhà đầu tư nghiệp dư hoặc mới gia nhập thị trường, việc chọn nhầm cổ phiếu là điều hay xẩy ra và đôi khi khiến họ phải trả giá đắt cho những bài học kinh nghiệm đó. Đầu tư thông minh ngay từ đầu vào những cổ phiếu tốt là điều mọi nhà đầu tư nên làm. Chính bản thân mỗi nhà đầu tư phải tự trang bị cho mình mọi kiến thức chứng khoán và nhất là hệ thống lọc cổ phiếu tốt để có thể tránh rủi ro và tìm ra những siêu cổ phiếu trong tương lai.
TS Lê Đức Khánh
Giám đốc Chiến lược đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán Maritime Bank

Dec 1, 2013

Securities Market for me@ Nhận diện cổ phiếu bị “làm giá”

Thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, thông tin kinh tế vĩ mô có nhiều nét tích cực là cơ hội lớn cho các “đội lái”. Giám đốc môi giới một CTCK lớn nhận định: Từ nay đến cuối năm là thời điểm các cổ phiếu “bị làm giá” hoạt động mạnh.
Theo ông Nguyễn Thế Thọ, Vụ trưởng Vụ Giám sát, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), công tác giám sát TTCK nói chung được thực hiện ngày càng chặt chẽ. Chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, UBCKNN đã tiến hành phân tích 70 mã chứng khoán có giao dịch bất thường và đã chuyển sang bộ phận thanh tra để xử lý một số trường hợp.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, UBCKNN cũng mới chỉ xử phạt 6 vụ “thao túng” giá chứng khoán, với tổng số tiền phạt là 1,58 tỷ đồng. Các mã chứng khoán bị “làm giá” là BGM, SPI, CVN, HLG, CLG, TLH. Tuy nhiên, một nửa trong số đó là các vụ làm giá đã diễn ra khá lâu trong giai đoạn 2011-2012.
Trao đổi với Người Đồng Hành, một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho biết: Các thủ đoạn làm giá vẫn theo các bước truyền thống là gom một lượng cổ phiếu đủ lớn, kiểm soát được các cổ đông lớn trong việc cam kết không bán ra, kết hợp với nhiều CTCK để được “vay margin” cho các cổ phiếu trong diện làm giá. Các đội lái sẽ điều phối thời gian đưa thông tin “tốt” của doanh nghiệp kết hợp với lượng cung cầu lớn để tạo thanh khoản đẩy giá chứng khoán lên một mặt bằng giá cao so với giá trị thật. Tiếp sau đó là quá trình xả hàng dần dần cũng được diễn ra với lượng thanh khoản lớn, nhằm lôi kéo lượng cầu thật trong giai đoạn này tham gia để “đội lái” có thể thoát hàng dần dần.
Điểm khác biệt so với giai đoạn trước là các CTCK hiện nay đã “tỉnh táo” hơn trong việc cung cấp margin cho những cổ phiếu không có nền tảng tốt. Do đó, các đội lái phải sử dụng nguồn tiền thật của mình nhiều hơn. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu hiện tại ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn thị trường tăng nóng trước đây nên vẫn còn nhiều “đất” để các đội lái “điều binh khiển tướng”.
Đáng chú ý, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều hơn những cổ phiếu được chính các doanh nghiệp chủ động “làm giá”. Cụ thể là ban lãnh đạo doanh nghiệp kết hợp với đội lái chủ động nâng giá cổ phiếu. Nếu có sự hậu thuẫn về nguồn cổ phiếu từ phía doanh nghiệp, đội lái không còn phải vất vả trong việc “gom hàng”, dễ dàng kiểm soát thông tin từ doanh nghiệp để cung cấp ra thị trường. So với mức xử phạt vài trăm triệu đồng, thì mức lợi nhuận thu được từ việc làm giá chứng khoán lớn hơn rất nhiều.
Các cổ phiếu bị làm giá thường có xu hướng lặp lại kịch bản làm giá. Bởi trong những lần làm giá như thế sẽ xuất hiện những nhà đầu tư bị “kẹt hàng”. Trong nhiều trường hợp, chính họ sẽ phát động một đợt làm giá mới, đẩy giá cố phiếu để có thể “thoát hàng”, nhà môi giới trên chia sẻ.
Theo giới trong nghề, mặc dù các cơ quan quản lý tăng cường kiểm soát những giao dịch bất thường, nhưng vẫn còn bỏ lọt rất nhiều “tay lái” chứng khoán. Bởi các đội lái chuyên nghiệp hiện nay đã tinh vi hơn rất nhiều, họ có thể mở nhiều tài khoản khác nhau ở nhiều CTCK, đồng thời mua bán nhiều cổ phiếu khác nhau trên cùng một tài khoản thay vì chỉ mua bán một cổ phiếu như trước đây.
Quá trình đẩy giá cũng không còn lộ liễu như trước. Thay vì đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần liên tục, đội lái có thể kéo dài thời gian đẩy giá hơn, giữ cho đồ thị giá cổ phiếu có tăng có giảm, thậm chí tính toán điều phối cung cầu để làm “chệch hướng” các công cụ phân tích kỹ thuật.
Cổ phiếu bị làm giá: Tránh xa hay “ăn theo”?
Mục tiêu của đội lái là làm thế nào đẩy giá cổ phiếu lên cao, thu hút được càng nhiều người hưởng ứng “lên tàu” để có thể dễ dàng thoát hàng và thu lợi. Do đó, các đội lái sẽ sử dụng rất nhiều chiêu trò để lôi kéo những nhà đầu tư “nhẹ dạ cả tin” đi theo. Đây sẽ là những nạn nhân của đội lái khi mua vào cổ phiếu ở giá cao và bị “kẹt hàng” khi giá cổ phiếu rớt thê thảm.
Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, và thậm chí ngay chính các thành viên trong đội lái cũng “kẹt hàng” khi “đu tàu” theo đội lái.
Nguyên nhân bởi nhà đầu tư dù dày dặn kinh nghiệm đến đâu cũng khó có thể “đọc” hết được “kịch bản” làm giá của đội lái. Thành viên đội lái thì lại ở trường hợp khác khi những cam kết tham gia “làm giá” cổ phiếu ban đầu không phải lúc nào cũng được mọi thành viên tuân thủ. Và khi đó thì người “phá cam kết” sẽ là người chủ động với tài sản của mình.
“Để tránh mua phải cổ phiếu bị làm giá, điều quan trọng nhất là chế ngự lòng tham!”, giám đốc một CTCK lớn chia sẻ. Theo vị lãnh đạo này, bất cứ nhà đầu tư nào tham gia trên thị trường chứng khoán đều có “lòng tham”, quan trọng là phải biết chế ngự nó như thế nào và tuân thủ đúng nguyên tắc đầu tư
Bởi lẽ, nếu không tham và đủ cẩn trọng, thì nhà đầu tư sẽ nhận ra được cổ phiếu nào khả năng đang bị làm giá. Khi xác định đầu tư một cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần phân tích các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, đồng thời, phải xác định được mức giá, P/E hợp lý của cổ phiếu đó. Như vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được rủi ro mua phải những cổ phiếu bị “làm giá”, mua vào ở mức giá “trên trời” vượt xa giá trị thực tế của nó.
Một môi giới nhiều kinh nghiệm chia sẻ: Thực tế có rất nhiều nhà đầu tư lại thích đầu tư mạo hiểm, đua lệnh theo các đội lái. Tuy nhiên, mức độ thành công là không nhiều mà hậu quả có thể gánh chịu là rất lớn, rủi ro cao. Các nhà đầu tư chạy theo phân tích kỹ thuật cũng rất hay “dính” phải bẫy của đội lái.
Bởi các đội lái rất ưa thích lợi dụng các công thức, mô hình của phân tích kỹ thuật để “vẽ đồ thị” cho các cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể thấy giá cổ phiếu sụt giảm mạnh vài phiên, rồi thấy lượng cung giảm dần, lượng cầu tăng, giá cổ phiếu thoát sàn, cứ nghĩ là giá đã chạm đáy và đua lệnh để “bắt đáy”. Đây chính là lúc các đội lái “ung dung” thoát hàng.
Không khó để nhận ra cổ phiếu bị làm giá, chỉ cần chịu khó tìm hiểu thông tin, tìm hiểu và phân tích các yếu tố cơ bản. Một thông tin dù tốt đến đâu, cũng chỉ tác động làm tăng giá cổ phiếu trong một biên độ nhất định 10-20%, chứ không thể tăng phi mã. Các cổ phiếu làm giá thường là các cổ phiếu có lượng cổ đông ít và cơ cấu cổ đông lớn chi phối, lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài ít. Những cổ phiếu mới lên sàn, chưa được nhiều người biết đến nhưng có khối lượng giao dịch lớn cũng dễ là đối tượng bị làm giá.
Mỗi nhà đầu tư có một trường phái đầu tư khác nhau, điều quan trọng nhất là phải tỉnh táo, tránh mắc bẫy thị trường. Nếu lỡ sai lầm thì phải thực hiện đúng kỷ luật, cắt lỗ đúng mức đã đề ra. “Trong 10 cơ hội đầu tư, chỉ cần thành công 7 lần cũng đã là chiến thắng thị trường” là kinh nghiệm đúc kết của của một chuyên gia chứng khoán dành cho những người mới gia nhập thị trường.
Theo An Nhiên

Nov 29, 2013

PHỤ KIỆN CHO IPHONE VÀ SMARTPHONE

Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone

Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone. Danh sách 8 loa ngoài cho iPhone ấn tượng nhất do trang Mashbale bình chọn.

Chất lượng âm thanh với loa tích hợp trên các thế hệ iPhone đều rất khá, nhưng nếu bạn là một tín đồ âm nhạc hay đơn giản là cần 1 chiếc điện thoại có thể chơi nhạc với âm lượng lớn hơn thì 1 chiếc loa ngoài là phụ kiện khó có thể thiếu được. Dưới đây là 8 loa ngoài cho iPhone tốt nhất - danh sách được trang Mashable bình chọn.
1. JBL Micro Wireless
JBL Micro Wireless là một loa di động cầm tay. Trọng lượng nhẹ và thiết kế nhỏ gọn chính là ưu điểm của sản phẩm giúp bạn có thể bỏ trong túi quần áo hay mang theo túi xách. Ngoài ra với một vòng đeo ở bên trên bạn có thể dễ dàng treo ở các vị trí thuận tiện.
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 1
Bạn có thể kết nối không dây thông qua Bluetooth hoặc cổng âm thanh 3.5 có sẵn trên loa. Ngoài ra trên thân JBL Micro Wireless còn có bánh xe thuận tiện cho việc điều chỉnh âm lượng. Chất lượng âm thanh của JBL vẫn luôn tốt và bạn có thể chơi đồng thời nhiều loa không dây với nhau thông qua tính năng daisy-chaining. Sử dụng pin gắn trong, JBL Micro Wireless được sạc thông qua cổng USB.
2. Bose SoundLink Mini
 Với vỏ ngoài bằng nhôm cùng kiểu dáng đẹp và thiết kế mạnh mẽ, Bose SoundLink Mini sẽ là phụ kiện “xứng đôi” với chiếc iPhone của bạn. Loa ngoài của Bose hỗ trợ kết nối không dây Bluetooth và khả năng ghi nhớ tới 6 thiết bị mới nhất giúp cho việc kết nối nhiều thiết bị trở nên nhanh chóng.
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 2
Bên cạnh đó Bose SoundLink Mini còn có cổng âm thành 3.5mm, các phím điều khiển âm thanh. Với thời lượng pin đáp ứng 7 giờ nghe nhạc và dễ dàng sạc thông qua một dock sạc riêng, Bose SoundLink Mini sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến đi chơi. Điểm trừ duy nhất đó là mức giá khá cao nhưng nó xứng đáng với chất lượng âm thanh mà Bose đem lại.
3. Beats by Dre Pill
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 3
 Beats by Dre Pill mang một phong cách đặc biệt về thiết kế trong các thiết bị âm thanh. Pill dễ dàng kết nối với các thiết bị thông minh nhờ giao thức NFC. Ngoài ra loa còn hỗ trợ truyền âm thanh (pass-through) cả 2 đường vào-ra (out-in) thông qua jack cắm. Với tính năng này, Beats by Dre Pill không chỉ cho phép kết nối các thiết bị không hỗ trợ Bluetooth mà còn sử dụng như một trạm phát trung gian cho hệ thống âm thanh.Chất lượng âm thanh, kiểu dáng mới lạ cùng nhiều màu sắc trẻ chung là những điểm cộng cho Beats by Dre Bill.
4. Divoom Bluetune Solo
 Nếu bạn là người có tài chính vừa phải thì Bluetune Solo sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Đừng vì kiểu dáng nhỏ gọn của Divoom mà đánh giá thấp khả năng của Bluetune Solo khi dài bass phong phú hơn so với những sản phẩm cùng kích thước.
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 4
Về thời lượng pin, bạn có thể chơi nhạc liên tục 6 đến 8 giờ. Ngoài ra với mic tích hợp bạn có thể dùng để trả lời điện thoại. Bên cạnh đó Bluetune Solo cũng có cổng ra âm thanh dùng để cắm tai nghe hoặc phát ra một hệ thống âm thanh khác.
5. UE Boom

Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 5
UE Boom là một loa di động cực kỳ bền bỉ cho phép bạn thoải mái sử dụng ngoài trời nhờ vỏ ngoài chống nước và bụi bẩn. Với kích thước nhỏ gọn, Boom luôn dễ dàng mang theo người.Thời lượng pin 15 giờ cực kỳ ấn tượng với bất kỳ loa Bluetooth nào. Bên cạnh đó phải kể đến chất lượng âm thanh 360 độ cùng tính năng phát đồng thời với 2 loa để tạo thành hệ thống loa stereo thực thụ.
6. Sony SRS-BTX500
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 6
 Không giống như những loa di động đã được giới thiệu ở trên, BTX500 có kích thước khá lớn. Chất âm Sony mang đến rất phong phú nhưng có lẽ sản phẩm thích hợp để trong phòng hơn mặc dù nó có pin sạc tích hợp.Khả năng kết nối Bluetooth được giảm bớt thao tác nhờ giao thức NFC. Ngoài ra với cổng USB trên thân bạn sẽ dễ dàng sạc cho các thiết bị di dộng khác. Loa cũng hỗ trợ micro thoại.
7. Jawbone Jambox

Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 7
Jambox là một loa di động được tối ưu hoá với dải âm thanh phong phú và cân bằng. Với thiết kế và kiểu dáng đẹp, nhỏ gọn, Jambox dễ dàng sử dụng cho nhu cầu cá nhân.Các tính năng kể đến như kết nối qua Bluetooth, tích hợp mic thoại cho phép nhận cuộc gọi trực tiếp cùng hệ thống ứng dụng trực tuyến của Jawbone. Hơn cả người dùng có thể tuỳ chọn màu sắc riêng cho sản phẩm.
8. Bang & Olufsen Play Beolit 12
 Play Beolit 12 có kiểu dáng của một chiếc túi xách thời trang với quai cầm chéo. Chỉ riêng thương hiệu bang & Olufsen đã liệt kê sản phẩm vào danh sách những chiếc loa “hàng hiệu” nếu bạn chịu chi khoảng 800 USD (khoảng 15 triệu VNĐ).
Top 8 loa ngoài tốt nhất cho iPhone - 8
Một thiết kế đẳng cấp cùng chất lượng âm thanh sống động, Play Beolit 12 đi kèm những tính năng cao cấp hơn như chơi nhạc AirPlay lên đến 5 giờ hoặc 8 giờ qua các giao thức khác. Play Beolit 12 cũng có thể sạc cho các 
thiết bị di động.
Ngoài top 8 loa ngoài cho Iphone được bình chọn  trên theo mình còn có một loại loa khác giá thành cực mềm nhưng âm thanh nghe cực hay không kém, các bạn có thể tham khảo giá và hình ảnh tại trang web sau, http://www.everbuying.com/product511416.html, giá khoảng 11usd, về tới việt Nam giá dao động khoảng 15usd thôi, ngoài sử dụng cho Iphone, loa này có thể nghe đài FM, MP3, MP4, Ipod... mình đang sử dụng con loa này thấy rất tiện lợi, gọn nhẹ có thể bỏ vào cặp hoặc balo xách đi đâu cũng được, tiện nhất là nguồn điện sử dụng luôn pin sạc của điện thoại Nokia tích hợp, thời gian nghe rất lâu, có thể sạc pin qua máy vi tính hoặc Laptop dùng dây nối USB! nếu bạn nào thích mua thì mình sẽ giới thiệu cho!

Theo govn

Nov 28, 2013

Đà tăng của cổ phiếu PXM@

Cổ phiếu PXM - Tại sao Cổ phiếu PXM và một số CP khác tăng mạnh trong thời gian qua!
Theo thông tin từ lãnh đạo của UBCK, sắp tới các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm giữ 60% cổ phiếu có quyền biểu quyết tại doanh nghiệp niêm yết, ngòai ra thông tin mới là không giới hạn tỷ lệ cổ phiếu không có quyền biểu quyết (doanh nghiệp muốn phát hành bao nhiêu cũng được tùy thuộc vào đàm phán giữa các bên).
Việc nới room lên 60% theo dự thảo được trình lên Chính phủ sẽ theo hướng được doanh nghiệp tự quyết (họp đại hội cổ đông thông qua và trình UBCK) để ngăn chặn việc cổ đông ngoại cố ý thâu tóm doanh nghiệp Việt.
Giật mình trước đà tăng của các cổ phiếu (1)
Các cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua (18-22/11)
Các cổ phiếu midcap và penny có tuần giao dịch cực kỳ thành công khi có nhiều mã tăng trần cả 5 phiên, đa phần các mã này đều có thị giá từ 1.000-6.000 đồng/cp như VNH của CTCP Thủy Hải sản Việt Nhật (trần 24 phiên liên tiếp), DTA (trần 8 phiên liên tiếp), PXM (trần 7 phiên liên tiếp), DRH, ICF (5 phiên liên tiếp), DCT, TYA, SGT (6 phiên liên tiếp), những cổ phiếu này đều có mức tăng từ 20-50% trong tuần, PXM là mã tăng mạnh nhất trong tuần qua (mức tăng 50% từ 1.000 đồng lên 1.500 đồng).
Tính chung kể từ đầu tháng 11, VNH đã tăng 138%, PXM tăng hơn 80%, mã cổ phiếu PXM dự báo sẽ có khả năng tăng nữa trong thời gian tới, với giá thị trường đến ngày 27/11/ 2013 đã bứt phá lên đến 1,800 đồng/CP, giá này so với khoảng thời gian này năm 27/11/2011 thì thị giá của PXM là 7,300 đồng /cổ phiếu  thì thị giá của mã CP này vẫn thấp hơn mệnh giá của nó (mệnh giá 10,000đồng / CP)   nguồn http://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-PXM-1.chn

Mã cổ phiếu PXM đã bị đưa vào diện cảnh báo do kinh doanh của PMX thua lổ, nên có thời điểm giá của PXM bị bán ra rất nhiều với mức giá cực thấp 600 đồng/cp, tuy nhiên gần đây ngoài thông tin UBCK cho phép các nhà đầu tư CK nước ngoài có thể nắm giữ lên đến 60% cổ phần có quyền biểu quyết của các doanh nghiệp niêm yết, sự việc này có phần tác động lên sự tăng trưởng mạnh của một số Cổ Phiếu của các doanh nghiệp gần đây, nếu như một DN bị các đối tác nước ngoài nắm giữ CP có quyền biểu quyết lên đến 60% thì có thể DN đó coi như bị các công ty nước ngoài thâu tóm và chi phối. việc DN có yếu tố nước ngoài nắm giữ trên 60% có mặt lợi và mặt hại của nó, thường thì kinh nghiệm điều hành và quản lý của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài bài bản hơn, nguồn vốn mạnh hơn, và chắc chắn giá trị của CP theo đó mà tăng lên rất nhiều.
Bàn về CP PXM, giá thị trường tăng lên trong thời gian này, nguyên nhân có thể là PXM vừa kiện toàn đội ngũ nhân sự cao cấp nhất của mình http://s.cafef.vn/pxm-121389/pxm-kien-toan-nhan-su-hdqt-2-thanh-vien-duoc-thay-moi.chn, và theo báo cáo tài chính trong quý gần nhất, thì PXM
(CTCP Xây lắp dầu khí miền Trung), đã thoát lỗ, kinh doanh có lãi, quý III/2013 PXM báo lãi 8 tỷ đồng,  Nguồn  http://images1.cafef.vn/download/181113/20131118-PXM-%20GIAI%20TRINH%20KQKD%20Q3%202013.pdf

Theo quan điểm cá nhân, thì trong thời gian tới, PXM sẽ không còn bị vào diện cảnh báo và thị giá cổ phiếu của PXM có khả năng tăng ngoại mục, thứ nhất PXM là công ty họ dầu khí duy nhất ở khu vực miền trung có khả năng và năng lực đảm nhận nhiều dự án lớn trong ngành dầu khí, http://www.pvcmt.vn/vi/cong-trinh-du-an.html , http://www.pvcmt.vn/vi/cong-trinh-du-an/cong-trinh-cong-nghiep.html,
Công ty PXM  đã từng hợp tác thi công với đối tác lớn nước ngoài như Nhà thầu Technip, Nhà thầu Hyundai Engineering…và đã thi công các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất, Nhà Máy Nhựa Polypropylene Dung Quất, Nhà máy sản xuất nhiên liệu Bio-Ethanol Nhiên liệu Dung Quất,.. .; tham gia xây dựng nhà cao tầng như Trung Tâm Dịch Vụ Dầu Khí Quảng Ngãi – Petrosetco (12 tầng), Trung tâm Tài chính Dầu khí Đà Nẵng - PVFC (17 tầng), Trung tâm Thương mại - Khách sạn Dầu khí PTSC Đà Nẵng (15 tầng) được đối tác đánh giá cao chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế.

Theo Ryan Prime và các nguồn khác.


 

Oct 3, 2013

Hao Mòn & Khấu hao TSCĐ #2- for Me

Hao mòn và khấu hao TSCĐ
TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn cả về mặt giá trị và hiện vật.
* Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, … trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng:
- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận.
 - Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ.
* Khấu hao TSCĐ: Là quá trình kế toán phân bổ giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí theo một cách thức hợp lý và phù hợp nhằm có được lợi ích từ việc sử dụng TSCĐ.Việc phân bổ giá trị của TSCĐ vào chi phí là phù hợp với nguyên tắc chi phí và doanh thu .
Như vậy, hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn.
- Mục đích của khấu hao:
+ Nhằm thu hồi lại vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư mua sắm lại TSCĐ khi cần thiết.
- ý nghĩa của khấu hao:
+ Về mặt kinh tế: Khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
+ Về mặt kế toán: Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ.
* Giá trị còn lại của TSCĐ: Thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ

ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách giá trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường của TSCĐ vào thời điểm đánh giá và được xác định theo công thức:
NG1 = NG0 x H1 x H0
Trong đó:
NG1 : Nguyên giá đánh giá lại.
NG0 : Nguyên giá ban đầu.
H1    : Hệ số trượt giá.
H0    : Hệ số hao mòn vô hình.
Hệ số trượt giá bình quân sẽ do cơ quan tài chính của Bộ chủ quản xác định mỗi năm, từ đó có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ:
GCL = NG1 x ( 1 -  M­KH )
Trong đó:
- GCL : Giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với nguyên giá đánh giá lại.
- MKH : Tổng mức khấu hao TSCĐ cho tới thời điểm đánh giá lại.
Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần phải theo dõi giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý, nhượng bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ.

Các phương pháp tính khấu hao
  Các phương pháp khấu hao áp dụng ở Việt Nam. Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

1.1. Phương pháp khấu hao đều ( Phương pháp khấu hao theo thời gian ):

Mức khấu hao       Nguyên giá TSCĐ     Nguyên giá             Tỷ lệ khấu hao
=                                =                              x
năm của TSCĐ      Số năm sử dụng        TSCĐ bình quân      bình quân năm

Mức khấu hao tháng của TSCĐ = Mức khấu hao năm / 12

Ví dụ minh hoạ: Một TSCĐ trị giá 150 triệu, thời gian sử dụng dự tính 5 năm, tỷ lệ khấu hao 20% / năm.
- Mức khấu hao phải tính 1 năm = 150/ 5 = 30 ( triệu đồng )
- Mức khấu hao phải tính 1 tháng = 30/ 12 = 2,5 ( triệu đồng )
* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính. Nếu sử dụng khấu hao đều như một đòn bẩy kinh tế sẽ có tác dụng trong việc tận dụng và nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ để giảm chi phí khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên khi TSCĐ không sử dụng vẫn phải tính và trích khấu hao.
+ Thời gian thu hồi vốn chậm.
+ Trong quá trình sử dụng, càng về sau TSCĐ bị hỏng nhiều, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng phát sinh nhiều hơn. Trong khi đó thì lượng sản phẩm làm ra thường không tăng, thậm chí còn giảm đi so với thời kỳ đầu. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự cân đối giữa chi phí và doanh thu trong kỳ. Hơn nữa, ngoài hao mòn hữu hình, trong quá trình trực tiếp tham gia vào SXKD, TSCĐ còn chịu sự hao mòn vô hình ( do tiến bộ của KHKT ).
+ Thời gian hữu dụng của TSCĐ là con số ước tính, do vậy tỷ lệ khấu hao cũng là con số ước tính tương đối.
- Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng cho mọi TSCĐ.

1.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng:

Mức khấu hao phải           Sản lượng hoàn                Mức khấu hao bình quân
=                                   x
tính trong năm                 thành trong năm                 trên 1 đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức KH bình quân         Số KH phân tích trong thời gian sử dụng
=
trích trong năm                   Sản lượng tính theo công suất thiết kế

Ví dụ minh hoạ:
Cũng vẫn ví dụ như trên, TSCĐ nguyên giá 150 triệu đồng, thời gian sử dụng 5 năm, số lượng sản phẩm theo kế hoạch 150.000 sản phẩm, tỷ lệ khấu hao 20%/ năm. Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của sản lượng tới mức khấu hao ta giả sử có hai phương án sau:

                                                                                          Đơn vị tính:  1000 đ
 Năm
Chi phí KH   1 đơn vị sp
phương án 1
phương án 2
Sản lượng
Mức KH
KH   luỹ kế
GTCL
Sản lượng
Mức KH
KH luỹ kế
GTCL
1
1
40.000
40.000
40.000
110.000
35.000
35.000
35.000
115.000
2
1
40.000
40.000
80.000
70.000
30.000
30.000
65.000
85.000
3
1
35.000
35.000
115.000
35.000
35.000
35.000
100.000
50.000
4
1
35.000
35.000
150.000
0
20.000
20.000
120.000
30.000
5
1
35.000
35.000
185.000
0
20.000
20.000
140.000
10.000
Cộng
185.000
185.000


140.000
140.000



Nếu sản lượng thực tế lớn hơn kế hoạch do việc tận dụng năng lực sản xuất của thiết bị, tăng ca, tăng năng suất lao động thì với phương án 1 chỉ sau 4 năm doanh nghiệp đã thu hồi vốn ( 150 triệu ). Số sản phẩm làm ra năm thứ 5 đã không phải chịu chi phí khấu hao nữa. Đây là kết quả của các biện pháp mà doanh nghiệp đã phải tìm kiếm, thực hiện trong 4 năm đầu.
Theo phương án 2: Sản xuất ra với khối lượng ít hơn so với kế hoạch thì sau 5 năm, doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi đủ vốn ( còn thiếu 5 triệu đồng ). Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hồi đủ vốn để tái đầu tư, tái sản xuất đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo.
- Ưu điểm: Phương pháp khấu hao theo sản lượng đã khắc phục được một phần nhược điểm của phương pháp khấu hao nhanhTSCĐ khi sử dụng mới phải tính và trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Cách tính này có định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình thì doanh nghiệp phải tăng ca, tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm: Phạm vi ứng dụng hẹp.
- Điều kiện áp dụng: Những TSCĐ mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng số lượng sản phẩm, số giờ, số quãng đường, …

1.3. Phương pháp khấu hao nhanh:
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đầu tư trang bị cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh hao mòn vô hình trong đó có biện pháp khấu hao nhanh. Thực chất là trong những năm đầu sử dụng sẽ tính khấu hao theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ bình quân, những năm sau sẽ tính khấu hao theo tỷ lệ thấp hơn. Cơ sở lý luận thực tiễn của phương pháp này là: Những năm đầu, TSCĐ còn mới, hiệu suất sử dụng cao, năng suất lao động cao, khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều còn những năm sau các bộ phận chi tiết bị hao mòn, hư hỏng phải sửa chữa thay thế, do vậy năng lực và hiệu suất sử dụng giảm, sản phẩm làm ra ít, hao mòn vô hình tăng.
Có hai phương pháp khấu hao nhanh:

 Phương pháp 1: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Mức khấu hao hàng năm được tính theo cơ sở giá trị còn lại của TSCĐ ở thời điểm đầu năm và tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó sau khi đã điều chỉnh hệ số.
Mni  = NGni x Tđ/c
Trong đó:
Mni  : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
NGni : Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến đầu năm thứ ni
Tđ/c : Tỷ lệ khấu hao đã được điều chỉnh.
Tđ/c = To  x H = 1/ N x H
H : Hệ số điều chỉnh. H có 3 trường hợp:
- Nếu N < 5 : H = 1
- Nếu N = 5 – 6 : H = 2
- Nếu N > 6 : H = 2,5

- Thí dụ minh hoạ:
Vẫn với ví dụ như trên, N = 5 ta có H = 2
Tđ/c = To x H = 1/ N x H = 1/5 x 2 = 0,4 = 40%
                                                               Đơn vị: 1000 đ
Số năm sử dụng
Mức KH từng năm
Mức KH luỹ kế
Giá trị còn lại
1
60.000
60.000
150.000
2
36.000
96.000
90.000
3
21.600
117.600
54.000
4
12.960
130.560
32.400
5
7.776
138.336
19.440

Phương pháp 2: Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm:
Mni = NG x Tni
Trong đó:
Mni : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ ni
Tni  : Tỷ lệ khấu hao
N: Tổng số năm sử dụng của TSCĐ
N =

- Ví dụ minh hoạ:
 Vẫn như ví dụ trên:
i = 1: T1 =  =
i = 2 : T2 =  =
………

Số năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao
 Mức khấu hao
Giá trị còn lại
1
5/15
50.000
100.000
2
4/15
40.000
60.000
3
3/15
30.000
30.000
4
2/15
20.000
10.000
5
1/15
10.000
0
Tổng cộng
150.000


* Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao nhanh:
- Ưu điểm:
+ Thu hồi vốn nhanh, hạn chế sự mất giá của TSCĐ do hao mòn gây ra.
+ Hoãn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ (vô hình dung chiếm dụng vốn nhà nước, vay vốn nhà nước không trả lãi ) .
- Nhược điểm:
+ Mức khấu hao rất cao ở những năm đầu sử dụng TSCĐ cho nên không thích hợp đối với những sản phẩm được sản xuất mà phải sau một thời gian dài quảng cáo mới bán được.
+ Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, doanh nghiệp không thu hồi đủ nguyên giá của TSCĐ.
+ Việc tính toán hết sức phức tạp nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
- Điều kiện áp dụng: Theo quy định của Quyết định 51/TTG ngày 21/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp khấu hao nhanh và nếu áp dụng phương pháp khấu hao nhanh phải đăng ký với cơ quan tài chính xét duyệt. Điều kiện là:
+ Kinh doanh có lãi.
+ TSCĐ có tiến bộ KHKT nhanh, chịu sự tác động của hao mòn vô hình nhanh.
+ TSCĐ hoạt động cao hơn năng suất bình thường.
+ Có kế hoạch đầu tư đổi mới phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ TSCĐ đầu tư xây dựng mua sắm bằng vốn vay, TSCĐ thuê tài chính, nhận góp liên doanh.
ở nước ta hiện nay, theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 về “ Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ “ quy định phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhà nước từ ngày 1/1/2000 là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Trong quyết định này, có quy định về khung thời gian sử dụng TSCĐ cho từng nhóm TSCĐ, căn cứ vào đó mà doanh nghiệp xác định số năm sử dụng cho từng nhóm TSCĐ. Do vậy, hiện nay phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

2. Các phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới:
Tại một số nước, một số bất động sản: đất đai, lợi thế thương mại,… và các bất động sản tài chính không trích khấu hao trong đời phục vụ của nó mà những bất động sản này được kế toán trích dự phòng giảm giá. Với những TSCĐ có trích khấu hao thì giá trị phải khấu hao của TSCĐ được xác định bằng giá thành của tài sản bất động trừ đi giá trị tận dụng ( hay giá trị phế liệu ). Điều này khác với một số nước trong đó có nước ta là tính giá trị khấu hao của tài sản chính là giá thành của tài sản bất động đó.
2.1. Phương pháp khấu hao bình quân ( Straight – line method )

Mức khấu hao năm           Nguyên giá -  Giá trị phế liệu
=
của TSCĐ                                Số năm hữu dụng
Ví dụ: Một máy móc trị giá 550$, thời gian sử dụng ước tính là 5 năm và giá trị thu hồi ước tính là 50$ thì mức khấu hao hàng năm tính theo phương pháp bình quân là:
Mức khấu hao năm của TSCĐ =  = 100$
2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng ( Units-of-production method ):

Mức khấu hao tính                            Nguyên giá – Giá trị thu hồi
=
cho 1 đơn vị sản phẩm                   Sản lượng ước tính


Mức khấu hao  =    Sản lượng sản      x        Mức khấu hao tính
năm                  xuất 1 năm               cho 1 đơn vị sản phẩm
2.3. Phương pháp khấu hao nhanh ( Accelerated depreciation method ):
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần ( Declining-blance method ):
Theo phương pháp này, giá trị thu hồi không được tính đến, tỷ lệ khấu hao được tính bằng cách nhân đôi tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình. Tỷ lệ này được tính hàng năm cho các giá trị ghi sổ giảm dần của TSCĐ. Cách thức xác định mức khấu hao:
- Tính tỷ lệ khấu hao theo phương pháp trung bình của TSCĐ.
- Nhân đôi tỷ lệ này.
- Vào cuối mỗi năm sử dụng của tài sản vận dụng tỷ lệ nhân đôi này cho giá trị ghi sổ còn lại của TSCĐ.
Ví dụ:
Một TSCĐ có giá trị 5000$, có thời gian sử dụng ước tính là 5 năm, giá trị thu hồi là 500$.
Ta có:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm theo phương pháp khấu hao trung bình là 20%
- Tỷ lệ khấu hao theo số dư giảm dần là: 2 x 20% = 40%
Tính các mức khấu hao hàng năm như trình bày trên bảng:

                                                      Đơn vị tính: USD
Số năm      sử dụng
Mức khấu hao hàng năm
Giá trị       còn lại
Khấu hao luỹ kế
1
2.000
5.000
2.000
2
1.200
3.000
3.200
3
720
1.800
3.920
4
432
1.080
4.352
5
259,2
648
4611,2

Theo phương pháp số dư giảm dần, giá trị ghi sổ của TSCĐ không bao giờ bằng 0. Do đó, khi TSCĐ được bán, trao đổi, tận thu, giá trị còn lại được sử dụng để xác định lãi lỗ của việc chuyển nhượng. Nhưng nếu một TSCĐ có giá trị thu hồi thì TSCĐ không được khấu hao quá giá trị sử dụng.
* Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm ( Sum-of-the years-digits –method ):
Theo phương pháp tổng số các năm, các số năm của thời gian hữu dụng của tài sản được cộng lại với nhau, tổng của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Lựa chọn phương pháp khấu hao tại các doanh nghiệp ( theo kế toán pháp )
Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp cao nhất với nhau. Ví dụ nếu doanh thu được tao ra bởi chính một TSCĐ không thay đổi suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ thì phương pháp khấu hao được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Ngược lại, nếu doanh thu cao hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp khấu hao giảm dần nên được áp dụng .
Sau đây là hai quan điểm về việc lựa chon phương pháp khấu hao trong các doanh nghiệp. Quan điểm thứ nhất, cho rằng bởi vì khó có thể dự đoán được doanh thu phát sinh trong thời gian tới, do vạy, phương pháp được áp dụng nên là phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Quan điểm thứ hai, cho rằng phương pháp nào áp dụng mà có thể giúp ích cho mục tiêu thuế thì nên được lụa chọn, bởi chúng giúp ích cho việc đơn giản trong công tác hạch toán.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức khấu hao 1. Nguyên giá TSCĐ
* Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi để có TSCĐ cho đến khi đưa tài sản vào hoạt động bình thường ( như: Giá mua thực tế TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,…)
* Xác định nguyên giá cho TSCĐ
- TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ loại mua sắm ( mới hoặc cũ ):
NG =Giá mua + Thuế NK + Chi phí lắp đặt + Thuế trước bạ – Số tiền giảm giá
(theo Hđơn)  (nếu có)   (vận chuyển,…)        (nếu có)              (nếu có)
Giá mua: Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng(VAT)phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa tính thuế giá trị gia tăng. Nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp mua TSCĐ sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp hay để sản xuất mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua là giá có tính thuế giá trị gia tăng.
+ TSCĐ do xây dung cơ bản hoàn thành
NG = Giá thành thực tế hoặc giá trị quyết toán công trình bàn giao
+ TSCĐ nhận góp liên doanh liên kết:
NG = Giá trị vốn góp được Hội đồng liên doanh đánh giá + Chi phí lắp đặt chạy thử
+ TSCĐ do nhà nước cấp:
  • Do nhà nước cấp:
NG = Giá ghi trên sổ của đơn vị cấp + Chi phí chạy thử lắp đặt
  • Cấp trên cấp:
NG = Giá trị còn lại của TS + Hao mòn luỹ kế ( nếu có ) + Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử.
+ TSCĐ được cho, biếu tặng, viện trợ:
NG = Giá thị trường của TSCĐ tương đương cộng các khoản chi phí khác nếu có.
- TSCĐ vô hình:
+ Quyền sử dụng đất.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp.
+ Chi phí về bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả.
+ Chi phí về lợi thế kinh doanh.
+ TSCĐ vô hình khác như quyền thuê nhà, quyền đặ nhượng , mác nhạn hiệu….
NG = Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ vô hình đó.
-         TSCĐ thuê tài chính
Riêng đối với loại TSCĐ này chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý, bảo dưỡng,giữ gìn và sử dụng như TSCĐ của doanh nghiệp.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản.
-TSCĐ thuê hoạt động:
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê giống như đơn vị chủ sở hữu tài sản.
* Các trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ:
- Đánh giá lại giá trị TSCĐ.
- Nâng cấp TSCĐ: Nâng cao năng lực, kéo dài tuổi thọ.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
- Điều chỉ giá ước tính
2. Thời gian sử dụng:
* Thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ vào kinh doanh trong điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. ở đây cần phân biệt giữa thời gian hữu dụng và thời gian sử dụng ( thời gian khả dụng ). Thời gian hữu dụng của TSCĐ là độ dài thời gian mà TSCĐ sẽ được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Một máy công cụ có thời gian sử dụng từ 7 đến 10 năm, doanh nghiệp có thể có kế hoạch đổi máy khác sau 5 năm. Trong trường hợp này, máy công cụ có thời gian hữu dụng là 5 năm. Thời gian hữu dụng của một TSCĐ thường khó dự đoán vì một số nhân tố như sự hao mòn, hư hỏng, không tương xứng và lỗi thời.
* Căn cứ xác định thời gian sử dụng hữu hình của TSCĐ
- Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
+ Hiện trạng TSCĐ ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ tính trạnh thực tế của TSCĐ, …)
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
Riêng đối với TSCĐ còn mới ( chưa qua sử dụng ), TSCĐ đã qua sử dụng mà giá trị thực tế còn từ 98% trở lên ( so với giá bán của TSCĐ mới cùng loaị hoặc của loại TSCĐ tương đương trên thị trường ), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo “ Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ” 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999.
- Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình:
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình trong khoảng thời gian từ 5 đến 40 năm.
- Thời gian sử dụng TSCĐ trong một số trường hợp đặc biệt:
+ Đối với dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT, thời gian sử dụng TSCĐ được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.
+ Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có bên nước ngoài tham gia hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng của TSCĐ chuyển giao được xác định theo thời gian hoạt động còn lại của dự án.
3. Giá trị thu hồi ( với phương pháp khấu hao áp dụng trên thế giới )
Giá trị thu hồi của TSCĐ là số tiền sẽ thu hồi được khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Giá trị thu hồi chỉ xác định được chính xác khi bán hoặc thanh lý tài sản, cho nên khi tính mức khấu hao hàng năm, giá trị thu hồi chỉ là con số ước tính.
4.Mối quan hệ giữa khấu hao TSCĐ với các yếu tố:
-Thuế thu nhập doanh nghiệp:Như chung ta biết để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, doanh nghiệp phải trích khấu hao do dó khấu hao TSCĐ là quá trình phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí theo một cách hợp lý và nó là khoản chi phí được hạch toán vào giá vốn hàng bán để trừ vào doanh thu do đó làm cho thu nhập chịu thuế  của doanh nghiệp giảm  dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặt khác nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kháu hao nhanh theo tổng số các năm thì co thể được nhà nước hoàn trả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức từ những năm đầu sử dụng TSCĐ.
-Tiến bộ khoa học kỹ thuật:Như chúng ta được biết tiến bộ khoa học kỹ thuật nó ảnh hưởng đến hao mòn vô hình TSCĐ bởi vì nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn do đó nó co tác động đến khấu hao TSCĐ.
-Tái sản xuất TSCĐ:Bởi vì mục đích của khấu hao là thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ và tái đầu tư và đổi mới , mua sắm TSCĐ, nâng cấp và bảo dưỡng TSCĐ vì vậy khấu hao TSCĐ chính là trích lập nguồn vốn khấu hao dùng để tái sản xuất TSCĐ.
Ngoài ra khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ vói rất nhiều yếu tố khác trong doanh nghiệp.

Tổ chức hạch toán khấu hao
1. Căn cứ xác định khấu hao:
- Thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp
- Các kế hoạch tăng, giảm TSCĐ trong kỳ
- Chế độ quản lý tài chính nhà nước
2. Các nguyên tắc tính khấu hao:
- Nguyên tắc tròn tháng:
Theo chế độ kế toán của Việt Nam, để dơn giản trong cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao,TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải tính khấu hao. Do vậy, để xác định khấu hao tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ, cho nên để giảm bớt công việc tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng nay theo công thức như sau:
Số KH phải                     Số KH đã trích            Số KH tăng                 Số KH giảm
=                             +                              -
trích tháng này     trong tháng trước         trong tháng trước       trong tháng trước
Riêng đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp thì thực hiện tính khấu hao theo nguyên tắc tròn năm.
- Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải tính khấu hao.
- Không tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
3. Chứng từ khấu hao TSCĐ
-         Chứng từ gia tăng giảm: biên bản + thẻ TSCĐ.
-   Chứng từ nghiệp vụ: Bảng tính và phân bổ khấu hao.

Hạch toán khấu hao TSCĐ
1. Tài khoản sử dụng
- TK 211: TSCĐ hữu hình
+ Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng lên trong kỳ.
+ Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm đi trong kỳ.
+ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ.
- TK 213: TSCĐ vô hình
+ Bên nợ: TSCĐ vô hình tăng lên.
+ Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm đi trong kỳ.
+ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện còn cuối kỳ.
- TK 214: Hao mòn TSCĐ
+ Bên nợ: Hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ.
+ Bên có: Hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ.
+ Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
TK 214 có 3 tài khoản cấp 2:
  • TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
  • TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê dài hạn
  • TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.
- TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản
+ Bên nợ: Phản ánh nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do:
  • Trích khấu hao
  • Thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển hoặc cho vay
+ Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao:
  • Đầu tư đổi mới TSCĐ
  • Trả nợ vay đầu tư  TSCĐ
  • Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác hoặc cho vay
+ Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
Đối với những TSCĐ được đầu tư bằng nguồn KPSN của Nhà nước thì sử dụng thêm TK 466: Kinh phí đã hình thành tài sản.
2. Hạch toán các nghiệp vụ trích khấu hao
a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh
Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD:
Nợ TK 627 ( 6274 )
Nợ TK 641 ( 6414 )
Nợ TK 642 ( 6424 )
Nợ TK 241
Có TK 214 ( 2141, 2143 )
Đồng thời ghi:    Nợ TK 009: Tổng số khấu hao đã trích
b) TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, khi hoàn thành sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc các hoạt động phúc lợi công cộng thì không trích khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD mà chỉ tính hao mòn TSCĐ 1 năm 1 lần vào thời điểm cuối năm:
Nợ TK 4313: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi
Nợ TK 466: Nếu dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án
Có TK 214
Điều chuyển TK cho sử dụng nội bộ ( cấp dưới được nhận từ cấp trên ):
Nợ TK 211
Có TK 214
Có TK 466
c) Đối với TSCĐ đi thuê
* TSCĐ thuê tài chính
- Đối với doanh nghiệp đi thuê:
Nợ TK 627; 641; 642; 241
Có TK 214 ( 2142 )
- Đối với doanh nghiệp cho thuê:
Nợ TK 635
Có TK 228
* TSCĐ thuê hoạt động
- Bên cho thuê ghi:
Nợ TK 635
Có TK 214 ( 2141; 2143 )
3. Hạch toán các nghiệp vụ ghi giảm khấu hao:
a) Đối với TSCĐ sản xuất kinh doanh
* Trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Đối với TSCĐ chưa khấu hao hết:
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 213; 211
- Đối với TSCĐ đã khấu hao hết:
Nợ TK 214
Có TK 211; 213
* Trường hợp giá trị hao mòn do TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ
Trong trường hợp này, cần căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ để ghi các bút toán  cho phù hợp.
- Nếu giá trị còn lại nhỏ, sẽ phân bổ vào chi phí kinh doanh.
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Nợ TK 627 ( 6273 )
Nợ TK 641 ( 6413 )
Nợ TK 642 ( 6423 )
Có TK 211
- Nếu giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí trả trước.
Nợ TK 214
Nợ TK 142 ( 1421 ): Giá trị còn lại
Có TK 211
b) Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp.
- Khi nhượng bán thanh lý, thiếu khi kiểm kê hoặc cấp trên chuyển cho cấp dưới:
Nợ TK 214
Nợ TK 466
Có TK 211; 213
- Cấp phát kinh phí năm tài chính bằng TSCĐ đã sử dụng:
Nợ TK 341: Kinh phí cấp phát
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn
Có TK 211; 213
- Đối với TSCĐ đi thuê tài chính:
Với TSCĐ đi thuê tài chính, khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ ( nếu giá trị lớn ) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ ( nếu giá trị nhỏ ):
Nợ TK 214 ( 2142 )
Nợ TK 142: Giá trị còn lại ( nếu giá trị lớn )
Nợ TK 627: Giá trị còn lại ( nếu giá trị nhỏ )
Có TK 212
4. Hạch toán các nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn khấu hao
*Số khấu hao phải nộp cho cấp trên hoặc ngân sách
- Trường hợp doanh nghiệp không được hoàn trả lại:
Nợ TK 411
Có TK 111; 112
Có TK 3368 ( đồng thời ghi đơn Có TK 009: số đã nộp )
- Trường hợp được hoàn trả lại sau một thời gian:
+ Khi nộp vào khấu hao cho cấp trên hoặc chuyển cho đơn vị khác:
Nợ TK 136 ( 1368 )
Có TK 111; 112
Có TK 3368 ( Đồng thời ghi Có TK 009 )
+ Khi nhận lại vốn khấu hao:
Nợ TK 111; 112
Có TK 136 ( 1368 )
( Đồng thời ghi Nợ TK 009 )
- Cấp dưới nhận vốn khấu hao của cấp trên đưa xuống để đầu tư mua sắm TSCĐ hoặc  bổ sung vốn kinh doanh:
Nợ TK 111; 112
Có TK 411
( Đồng thời ghi Nợ TK 009 )
- Cho vay vốn khấu hao:
Nợ TK 128; 228 ( nếu cho vay bên ngoài )
Nợ TK 136 ( nếu cho vay nội bộ )
Có TK 111; 112
( Đồng thời ghi Có TK 009 )
- Lãi thu được về cho vay:
Nợ TK 111; 112; 1388
Có TK 515
- Khi hết hạn hợp đồng cho vay doanh nghiệp thu vốn về:
Nợ TK 111; 112; 1388
Có TK 128; 228
Có TK 515

Một số vấn đề về khấu hao hiện nay Theo Quyết đinh số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng với mức tính khấu hao được quy định trong một phạm vi nhất định. Việc quy định phương pháp khấu hao duy nhất được áp dụng là chưa hợp lý vì những lý do sau đây:
- Một là: TSCĐ trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau, công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh có sự khác nhau. Lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng khác nhau.
- Hai là: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống các chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản, đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng.
- Ba là: Xuất phát từ nguyên tắc của kế toán với nội dung cơ bản là: Thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bốn là: Vì khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu quy định các doanh nghiệp phải tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế, trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với kế toán tính thuế.

Theo kiemdinhvn

Khấu hao và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định - For me!

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
  • Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.
  • Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
a) Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng)
Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
MK
=
NG
------
T
Trong đó:
MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau:
Tk
=
Mk
-----
NG
Hoặc   Tk
=
1
---
T
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng.
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.
Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, người ta thường xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương pháp bình quân gia quyền:
       n
Tk  =  ∑(fi.Ti)
          i =1
 

Trong đó:
- f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ
- Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
- i : Loại TSCĐ

Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:
M =
Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao
X
Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung
b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh, người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mki    = Gdi   x Tkh
Mki: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
                                                                ─
i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy Tk = 1/5 = 20%
Tkh = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo bảng sau:

Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
Tkh
=
         i  
1-
Gci
-----
NG
Trong đó: 
Gci:  Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
NG:    Nguyên giá của TSCĐ
                                                       -----
i: Thứ tự của năm tính khấu hao ( i = 1, n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
                   43,2 triệu  : 2  = 21,6 triệu
* Phương pháp khấu hao theo tổng số: Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
                      Mkt = NG  x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
Có hai cách tính tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp này:
Cách 1:
Tkt =
Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ theo thứ tự năm sử dụng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng số các số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tính theo thứ tự năm sử dụng

Cách 2:
Tkt  =
2(T + 1 – t)
---------------
T (T + 1)
Trong đó: 
T : Thời gian sử dụng TSCĐ
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao TSCĐ ( t = 1 – n)
Vẫn với ví dụ trên, nhưng TSCĐ được khấu hao theo phương pháp tổng số thì tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng năm như sau:
Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh:
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ
a) Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:
* Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
  • Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
  • Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ
* Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
  • Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
  • Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
  • Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
  • Các TSCĐ thuê vận hành
  • Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng
Theo saga