Aug 1, 2013

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ / MICROECONOMIC – EPISODE 1



                  Vấnđề cơbản của Kinhtế
VĐCB của KTVM đó là sự lựachọn – và Chiphí cơhội chính là sự lựachọn:
Vì Tài nguyên (Resources include Land, Labor, capital & management):  thì khan hiếm (scarity)
Và nhu cầu (Demands for Goods & services): là vô hạn (unlimited)
è Cần phải lựa chọn (choices) -> Chi phí cơ hội (opportunity cost).
Chi phí cơ hội: là giá trị lớn nhất của các lựa chọn khác mà ta phải hy sinh để đạt được cái ta chọn.
-          MiCROECONOMIC – KTVM tập trung nghiên cứu các quyết định cá nhân & Doanh nghiệp ảnh hưởng lên các thị trường riêng biệt, và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lưa chọn của cá nhân và doanh nghiệp (giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế vĩ mô lên hành vi KT cá nhân & doanh nghiệp…). Khi nghiên cứu Microeconomic người ta giả định các đại lượng như: Lạm phát (inflation), tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate), lãi suất (interest), chỉ số giá tiêu dùng CPI là xác định & không đổi (constant).
-          03 vấn đề cơ bản KT học cần giải quyết:
1.       Sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì & sản suất bao nhiêu?
2.        Sản xuất như thế nào?
3.       Sản xuất cho ai?
-          Môi trường Kinh doanh: là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động & quyết định của DN gồm:
+ Môi trường vi mô (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đơn vị trung gian, công chúng)
+ Môi trường vĩ mô ( Kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, công nghệ)
Các yếu tố Vi & Vĩ mô có phạm vi & ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.
Term & short word for Economic:
D means Demand – Cầu
S means Supply – Cung
Q means Quantity – Số lượng
Qd means Quantity Demanded – lượng cầu
Q­­s means Quantity supplied lượng cung
TR means Total revenue – Tổng doanh thu
AR means Avarage revenue – Doanh thu trung bình
MR means Marginal revenue – Doanh thu cận biên
Pmin means Price floor – giá sàn hay giá tối thiểu
max means Price ceiling – Giá trần hay giá tối đa
Ed or Ep means Price elasticity of demand – Hệ số co giản của cầu theo giá.
Ei means Income elasticity of Demand – Hệ số co giản của cầu theo thu nhập
Es means Price elasticity of supplyHệ số co giản của cung theo giá
Exy  means Cross price elasticity of DemandHệ số co giản chéo của cầu theo giá
Short words will be continued next episodes……..
Câu hỏi toán vi mô:
For the basics of Eco!
1.       Hãy giải thích tại sao một lý thuyết không phải là lý thuyết tốt nếu không được đánh giá từ thực tiễn, từ các nghiên cứu các dữ liệu và được kiểm chứng từ thực tiễn?
Answer: Có 2 bước để đánh giá một lý thuyết, thứ nhất, xem xét tính hợp lý của các giả định, thứ hai kiểm chứng các dự đoán của lý thuyết bằng cánh so sánh chúng với lý thuyết. Nếu lý thuyết không được kiểm chứng thì chúng ta không thể bác bỏ hay chấp nhận nó. à nó không thể là lý thuyết tốt được!
2.       Phân biệt Kinh tế Vi mô Và Kinh tế Vĩ mô
Answer:
MicroEconomic nghiên cứu, Phân tích hoạt động KT của từng chủ thể của kinh tế, Nghiên cứu Hành vi, ứng xử của từng người tiêu dùng & Sản xuất, nhằm giải thích sự hình thành và vận động của giá cả từng Sp trong thị trường.
MacroEconomic Nghiên cứu, phân tích nền KT một cách tổng thể thông qua các biến số KT như GDP (Gross domestic product), tốc độ tăng trưởng KT, Tỷ lệ thất nghiệp, Lạm phát, cán cân thương mại…ectà trên cơ sở PT đó để đề ra các chính sách KT nhằm ổn định và tăng trưởng KT.
3.       Phân biệt Kinh tế học chứng thựcKT chuẩn tắc? cho ví dụ?
Answer:  KT học chứng thực mô tả và giải thích các hiện tượng KT một cách khách quan và khoa học và được xem là trung tâm của KT vi mô, Ví dụ lý thuyết KT về hành vi tiêu dùng được phân tích dựa trên giả thiết là người ta tiêu dùng hết thu nhập của họ.
KT học chuẩn tắc chỉ đưa ra những lời chỉ dẫn, quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề KT, mang tính chủ quan, ví dụ người ngèo nên được giảm thuế để cải thiện việc phân phối thu nhập.
4.       Đường giới hạn khả năng SX là gì?
Là tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các SP mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực của nền KT. Theo thời gian các nguồn lực đều có khuynh hướng gia tăng và đường giới hạn khả năng SX sẽ dịch chuyển ra ngoài. (nguồn lực, nguồn vốn, kỹ thuật…)
5.       Sự khác nhau giữa thị trường và ngành là gì? Mô tả sự tương tác giữa các hãng của những ngành khác nhau tham gia trong một thị trường riêng lẽ.
Nhiều nghành có thể cùng tham gia vào một thị trường nói cách khác thị trường là lơi tập hợp của nhiều ngành, ví dụ Thị trường thực phẩm là nơi tập hợp những người cung cấp từ nhiều ngành như thịt bò, sữa, ngũ cốc… những người cung cấp các dịch vụ như sản xuất, đóng gói thực phẩm, người tiêu thụ…
6.       Chi phí cơ hội là gì – opportunity cost?
Là giá trị của một sự lựa chọn (quyết định/phương án) tốt nhất còn lại đã bỏ qua khi ta có lựa chọn (quyết định/phương án) khác. Ví dụ opportunity cost của SP A là khi sản suất thêm một lượng SP A, thì SP B phải giảm SX đi.

To be continued...
By Ryan Ng,









































No comments:

Post a Comment