Jul 26, 2013

Nguyên nhân của tăng đường huyết và cách phòng và giúp hạ đường huyết

Hôn mê tăng đường huyết

Tăng đường huyết là gì?
Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Khi đường huyết tăng trên 250 mg/ dl có thể gây ra những biến chứng cấp tính.
Biến chứng của tăng đường huyết:
Hôn mê nhiễm cê tôn và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 2 biến chứng cấp tính của tăng đường huyết.
Tỉ lệ tử vong do hôn mê nhiễm cê tôn là 2- 5% và tỉ lệ tử vong do hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là 15 %
Tại sao tăng đường huyết gây ra hôn mê ?
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể cố gắng giải quyết lượng đường trong máu cao quá mức bằng cách thải nó qua nước tiểu. Khi đường được thải qua nước tiểu , nó sẻ kéo theo một khối lượng lớn nước . Kết quả là, bệnh nhân sẽ tiểu nhiều hơn bình thường.
Khi tiểu nhiều sẽ đưa đến tình trạng mất nước. Nếu bệnh nhân không uống đủ nước vào thời điểm này, cơ thể sẽ mất nước trầm trọng.
Bệnh nhân có thể chậm trể trong việc đi khám bệnh vì triệu chứng ban đầu rất nhẹ. Tuy nhiên, khi mất nước xảy ra, chức năng não bị suy giảm do máu trở nên cô đặc hơn, đường huyết tăng cao, tăng Na+ máu . Bệnh nhân có thể lú lẩn hay lơ mơ. Nếu không điều trị có thể đưa đến co giật, hôn mê và có thể tử vong.
Tăng đường huyết nặng cũng có thể dẫn đến một tình trạng khác là: nhiễm cetone acid do đái tháo đường, mà là phổ biến nhất ở những người bị bệnh đái tháo đường type 1.
Vì cơ thể thiếu insulin để chuyển glucose thành năng lượng, do đó cơ thể sẽ tạo năng lượng từ acid béo, quá trình này sẽ tạo ra chất  cê tôn, gây nên triệu chứng đau dầu, ói mữa, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây…và cuối cùng là hôn mê, tử vong.
Ai có thể bị hôn mê do tăng đường huyết ?
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2 không được điều trị hay điều trị không liên tục và phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi. Lý do là bệnh nhân già ít đi lại, uống nước ít.
Hôn mê nhiễm cê tôn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, không tiêm đủ insulin. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng rất dễ bị hôn mê nhiễm cê tôn khi đường huyết tăng cao.
Nguyên nhân của tăng đường huyết:
  • Chế độ ăn: ăn quá nhiều carbohydrate
  • Ngưng tiêm insulin, bỏ cử tiêm insulin hay giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường.
  • Do thuốc khác:
  • Ø Thuốc corticosteroids : điều trị đau khớp, hen suyễn…,
  • Ø Thuốc lợi tiểu
  • Ø Thuốc điều trị huyết áp nhóm beta blockers)…
  • Stress: khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
  • Uống quá nhiều rượu, bia
  • Ít vận động
  • Bệnh mãn tính
  • Phẩu thuật
Triệu chứng:
Tăng đường huyết  là bệnh nguy hiểm có thể dẩn tới co giật, hôn mê và thậm chí tử vong, bệnh nhân đái tháo đường nên được cảnh báo về các triệu chứng để điều trị sớm.
Các triệu chứng bao gồm :
  • Khô miệng
  • Uống nhiều
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Da khô,ngứa, ấm mà không đổ mồ hôi
  • Sốt cao (trên 38 độ C)
  • Buồn ngủ
  • Lú lẩn
  • Nhìn mờ
  • Ảo giác
  • Yếu một bên của cơ thể
  • Nói khó
Một số triệu chứng nhiễm cê tôn:
  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mữa
  • Khô miệng
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Hơi thở có mùi trái cây
Khám bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau:
  • Ói mữa
  • Lú lẩn
  • Buồn ngủ, ngủ gà
  • Khó thở
  • Khát nước, uống nhiều
  • Thử đường huyết tại nhà > 160 mg/dL kéo dài hơn 1 tuần .
  • Thử đường huyết tại nhà quá cao (> 300 mg/dL)
Tự chăm sóc tại nhà
Kiểm tra đường huyết tại nhà, nếu đường huyết cao nhưng chưa có triệu chứng, tiếp tục theo dõi và tuân thủ những hướng dẩn sau:
  • Uống thuốc đúng giờ, không được bỏ cữ thuốc,
  • Tuân thủ chế độ ăn của đái tháo đường,
  • Uống nhiều nước, không chứa đường và cà phê,
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Những cách giúp hạ đường huyết :
Tập thể dục : Cách đơn giản nhất để hạ đường huyết đó là tập thể dục.
Chế độ ăn: hạn chế thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt, trái cây… giúp ổn định đường huyết.
Chẩn đoán và điều trị
Hôn mê do tăng đường huyết đòi hỏi phải điều trị tích cực tại bệnh viện.
Phòng ngừa :
  • Cách tốt nhất để phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết là phòng tránh những bệnh nội khoa khác có thể gây tăng đường huyết.
  • Phương pháp cho bệnh nhân Đái tháo đường để tránh tăng đường huyết và mất nước bao gồm:
  • Tuân thủ theo các khuyến cáo của Bác sỹ về kế hoạch quản lý bệnh Đái tháo đường. Bệnh nhân nên tuân thủ chế độ tập thể dục, chế độ ăn uống , tiêm insulin hay uống thuốc điều trị đái tháo đường để tránh tăng đường huyết
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên, nhằm phát hiện tăng đường huyết kịp thời.
  • Nhận biết được các triệu chứng tăng đường huyết
  • Báo cho bác sỹ hay dược sỹ khi được kê toa những thuốc không phải điều trị đái tháo đường. Vì một số thuốc có thể làm tăng đường huyết như : lợi tiểu, ức chế beta,corticoides, estrogens,thuốc điều trị HIV, chống trầm cảm,chống co giật, thuốc hóa trị…) Bệnh nhân cần thử đường huyết thường xuyên khi uống những thuốc này.
  • Điều trị stress : khi bị stress cơ thể giải phóng nhiều hormone làm tăng đường huyết.
Tránh uống rượu nhiều. Uống nhiều bia rượu làm tăng lượng nước tiểu và gây mất nước .

Theo trang daithaoduong

Cách Phòng ngừa hạ đường huyết cho người bị tiểu đường

Phòng ngừa hạ đường huyết

Bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường cần lưu ý một số vấn đề sau
  • Thuốc điều trị Đái tháo đường:
 Một số thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết, do đó cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ.
 Tiêm insulin và uống thuốc hạ đường huyết đúng liều lượng và đúng thời điểm là rất quan trọng để phòng ngừa hạ đường huyết.
  • Bữa ăn :
Ăn uống đúng giờ
Không bỏ bữa ăn
  • Hoạt động hàng ngày:
Nếu hoạt động nhiều hơn bình thường hay tập thể dục nhiều hơn nên ăn nhẹ trước khi hoạt động.
  • Uống rượu:
Uống rượu khi dạ dày trống có thể gây hạ đường huyết thậm chí một hay 2 ngày sau . Nếu uống rượu thì phải luôn luôn ăn thức ăn.
  • Theo dõi đường huyết:
Việc theo dõi đường huyết tại nhà rất quan trọng, giúp bệnh nhân có thể phát hiện đường huyết tang cao hay hạ quá thấp. Theo dõi đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm biến chứng hạ đường huyết.
  • Điều trị Đái tháo đường:
Điều trị Đái tháo đường tích cực nhằm giữ đường huyết gần bình thường để tránh các biến chứng lâu dài.Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị hạ đường huyết. Do vậy, bệnh nhân phải biết cách phát hiện hạ đường huyết và cách phòng ngừa hạ đường huyết.

Theo trang daithaoduong
tham khảo thêm
http://daithaoduong.com/kienthucdaithaoduong/dtd-type2


Xử trí hạ đường huyết cho người bị tiểu đường

ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT:
Mục tiêu điều trị hạ đường huyết là phát hiện và điều trị mức đường huyết thấp ngay lập tức bằng cách làm tăng đường huyết nhanh nhất tới mức an toàn nhằm giảm các biến chứng và cải thiện triệu chứng. Cũng cần tránh điều trị quá mức vì có thể làm tăng đường huyết và tăng cân.
Những bằng chứng gần đây cho thấy 15g Glucose làm tăng 40 mg/dl đường huyết sau 20 phút và giảm triệu chứng cho đa số bệnh nhân
Thức ăn tương đương 15g Glucose :
  • 2 hay 3 viên đường
  • 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào
  • 1/2 ly nước ngọt
  • 1 ly sữa
  • 5 hay 6 viên kẹo
  • 1 hay 2 muỗng café đường hay mật ong
  • 15 ml # 3muỗng café  dung dịch đường hay 3 gói đường hòa tan trong 1 cốc nước
  • 175 ml # ¾ ly nước nước trái cây hay nước ngọt
  • 15 ml # 1 muỗng canh mật ong.
Sữa và nước cam làm tăng đường huyết chậm hơn
Glucose dạng gel làm tăng đường khá chậm (< 18 mg/dl  sau 20 phút) và phải nuốt để có hiệu quả tốt nhất.
Nếu bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ức chế alpha-glucosidase (ví dụ: nhóm acarbose: glucobay, dorobay…) phải sử dụng đường viên hay sữa hay mật ong để điều trị.
Glucagon 1ml tiêm dưới da hay tiêm bắp làm tăng đường huyết 3.0 – 12.0 mmol/L trong vòng 60 phút ( Ở Việt Nam không có thuốc này)
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ
Ở người lớn, hạ đường huyết nức độ nhẹ, trung bình nên được điều trị bằng cách uống 15g Glucose, thích hợp nhất là đường glucose hay sucrose dạng viên hay dung dịch. Bệnh nhân đợi 15 rồi thử lại đường huyết , nếu đường huyết vẫn <70 mg/dl, tiếp tục uống 15g carbohydrate khác.
Ở trẻ nhỏ, khởi đầu 10g carbonhydrate
Ở người lớn hạ đường huyết nặng nhưng vẩn còn tỉnh, uống 20g carbonhydrate. 15 phút sau xét nghiệm lại đường huyết, nếu đường huyết vẫn <4 mmol/, tiếp tục thêm 15g glucose và theo dõi đường huyết sau 15 phút.
Nếu hạ đường huyết gây hôn mê trên bệnh nhân > 5 tuổi :
Xử trí tại nhà: Không nên cho thức uống hay thức ăn vào miệng bệnh nhân, vì khi hôn mê có thể làm bệnh nhân hít vào phổi và gây tử vong.
Nên tiêm 1mg Glucagon dưới da hay tiêm bắp. Đối với trẻ ≤ 5 tuổi, liều Glucagon là 0.5 mg, sau đó đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên, thuốc này ở Việt Nam không có nên có thể bỏ qua bước này.
Tại bệnh viện : Truyền 10-25 g glucose ( 20-50 ml Dextrose 50%) qua tĩnh mạch trong 1- 3 phút.
Liều cho trẻ em là 0.5-1g/kg cân nặng. Sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl
Khi hạ đường huyết đã được giải quyết, để phòng ngừa hạ đường huyết tái phát bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nếu bữa ăn cách nhau hơn một giờ bệnh nhân nên ăn một gói snack để phòng ngừa hạ đường huyết.

Theo trang đái tháo đường
tham khảo cac loại đái tháo dường:
http://daithaoduong.com/kienthucdaithaoduong/dtd-type1
 

Jul 24, 2013

Economic for Me - Definitions

Present Value (PV)

This sounds a bit confusing, but it really isn't. The basis is that receiving $1,000 now is worth more than $1,000 five years from now, because if you got the money now, you could invest it and receive an additional return over the five years.

The calculation of discounted or present value is extremely important in many financial calculations. For example, net present value, bond yields, spot rates, and pension obligations all rely on the principle of discounted or present value. Learning how to use a financial calculator to make present value calculations can help you decide whether you should accept a cash rebate, 0% financing on the purchase of a car or to pay points on a mortgage.

New words: 
Additional return: Lợiích cộngthêm
Discounted: Chiết khấu
Present value: Giátrị hiệntại của tiềnmặt
Bond yields: Lợisuất tráiphiếu
Spot rate: Tỷgiá giaongay
Pension obligation: Tiền lươnghưu
Financial calculation: Tínhtoán tàichính
Cash rebate: Giảmgiá tiềnmặt
Mortgate: Thếchấp

to be COntinuing........
Things that determine Value of Company or business.
http://www.bizacquisition.com/Value_of_a_Business.html

Jul 18, 2013

10 cách kiếm tiền tại nhà


10 cách kiếm tiền tại nhà

  Bạn không hợp với việc đến ngồi lỳ suốt 8 tiếng ở công ty nhưng lại muốn có tiền tiêu xài? Điều đó trong tầm tay của bạn.
    Bạn không hợp với việc đến ngồi lỳ suốt 8 tiếng ở công ty nhưng lại muốn có tiền tiêu xài? Điều đó trong tầm tay của bạn.
    1. Mua đi bán lại đồ cổ
    Việc mua và bán đồ cổ có thể trở thành một kiểu làm ăn kinh doanh có lời. Chỉ cần thêm một phòng trong nhà hoặc sử dụng ga-ra nhà bạn, chúng ta sẽ có ngay một văn phòng lịch sự. Có những người thích dành thời gian nghỉ ngơi cuối tuần để sưu tập đồ cổ và bán lại kiếm phần chênh lệch. Tất nhiên, kiến thức về đồ cổ tốt sẽ là cơ hội để bạn kiếm tiền khá dễ dàng.     2. Kinh doanh đồ ăn
    Bạn đã từng thử làm bánh tại nhà và ăn cũng khá ngon? Đã có ai khuyên bạn rằng nên bán đồ do chính bạn làm ra chưa? Có nhiều người khởi nghiệp thành công bắt đầu việc kinh doanh đồ ăn tự làm cho những người dân địa phương. Những món ăn ngon có thể là tiền thân của một nhà hàng hay một cửa hiệu bánh sau này.
    3. Cho thuê trọ (có thể kèm kinh doanh các bữa ăn)
    Chỉ cần sắp xếp thêm một phòng, bạn đã có thể kiếm tiền từ những vị khách đang cần tìm chỗ ở. Tuy nhiên, cần lưu ý, các vị khách trọ không có ý thức giữ gìn bảo quản tài sản, đồ đạc như gia chủ và những người khách lạ thì thường không thể đáng tin như người thân trong gia đình.
    4. Trông giữ trẻ
    Ngày nay, đa phần các ông bố bà mẹ thường quá bận rộn nên không thể dành nhiều thời gian chăm lo đầy đủ 24/24 giờ cho con cái.
    Tại sao bạn không nhận trông giữ trẻ cho những vị phụ huynh đó? Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một khu vui chơi thu nhỏ với thiết bị và đồ chơi cho trẻ, hãy quan tâm các bé thật chu đáo, đó là công việc kinh doanh bổ ích và làm tăng kỹ năng chăm sóc con cái của bạn.
    5. Chuyên gia máy tính và các công cụ của máy tính
    Một nhân viên IT có khả năng hoặc một nhân viên thiết kế game, đồ họa, thiết kế website không nhất thiết phải làm việc tại công ty. Nếu có trình độ, bạn hoàn toàn có thể làm việc tự do, độc lập. Nếu muốn, bạn hãy nhận việc về nhà làm thay vì 8/24 giờ ngồi lỳ ở cơ quan.
    6. Làm vườn
 Nhà bạn có một mảnh vườn? Vậy còn chờ gì mà không khai thác nó. Nhưng chú ý, rau quả nhà bạn phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Hãy nhớ rằng mọi người thích ăn rau trồng tại vườn nhà. Như thế khâu xuất xứ và chất lượng sản phẩm thường được bảo đảm tin cậy hơn.     7. Nhập khẩu và phân phối
    Bạn biết có những sản phẩm mình có thể mua rẻ được từ các nước khác và bán lại với giá cao hơn ở đất nước bạn. Chúng ta có thể thuê một kho để hàng và mua những thứ bạn muốn bán lại để kiếm tiền lãi chênh lệch.
    8. Trang trí nội thất
    Công việc này đòi hỏi bạn phải có một chiếc điện thoại và gặp gỡ khách hàng. Nếu bạn là một người có khả năng trang trí nội thất, đây sẽ là cơ hội của bạn. Tất nhiên bạn phải có kiến thức về công việc này và kinh nghiệm làm việc. Hiện nay đã có nhiều nhân viên trang trí nội thất, kiến trúc sư làm việc tự do. Khách hàng chỉ việc gọi đến, mọi việc còn lại là sự thỏa thuận giữa khách và bạn để có một ngôi nhà, văn phòng, cửa hàng gần với mong muốn của khách nhất.
    9. Thợ chụp ảnh/nhiếp ảnh gia
    Cùng với chiếc máy ảnh và tài bấm máy của mình, bạn có thể chụp ảnh cho đám cưới, người mẫu, chụp ảnh chân dung các thành viên trong một gia đình, chụp ảnh các cử nhân,chụp hình bìa cho các báo,... bất cứ thứ gì cần đến một bức ảnh.
    Chúng ta hoàn toàn có thể làm việc, chụp, rửa ảnh, chỉnh sửa... và kinh doanh tại nhà.
    10. May vá, sửa chữa quần áo, túi, giày dép, sửa chữa đồ đạc
    Hãy làm cho trang phục vừa vặn và đẹp hơn trong mắt khách hàng. Hãy giúp cho các món đồ hỏng hóc trở lại nguyên vẹn. Hãy coi đây như một dịch vụ rất hữu ích. Và đương nhiên, bạn sẽ kiếm được tiền từ nó.
    Theo Sức Trẻ

Jul 16, 2013

Xem Tướng Pháp - Bạn có tướng làm "QUAN" Không?- Phong thủy luận

Các Vấn đề của tướng học:
“Hữu tâm, vô tướng, tướng do tâm sinh
Hữu tướng, vô tâm, tướng do tâm diệt”
Tạm dịch là :
“Có tâm, không có tướng, tướng sẽ do tâm sinh
Có tướng, không có tâm, tướng sẽ do tâm diệt”
Mục đích của nhân tướng học là giúp con người tìm lành lánh dữ, bỏ họa tìm phúc, biến nguy thành an, biến dữ thành lành… Bộ môn này cũng giúp con người hướng đến những cái đích rất sáng : hiểu và sửa mình, hoàn thiện bản thân, rèn tâm, sửa tướng. Việc học tập, tích lũy kiến thức về Nhân tướng học cũng nhằm biết về người khác để giúp đỡ họ.

Khác với một số bộ môn khoa học nhân văn nghiên cứu con người một cách riêng lẻ như tâm lý học, hành vi học, hay phân tâm học, nhân tướng học nghiên cứu con người một cách toàn diện. Nhân tướng học không chỉ phân tích một con người ở khía cạnh giàu nghèo, sang hèn, thọ yểu,... mà còn đi xa hơn nữa, đó là phân tích những yếu tố liên quan đến đời người: vợ, con, cha, mẹ, anh chị em,... Khoa tướng học không chỉ dừng lại ở việc luận giải các vấn đề nhân sinh ở trong hiện tại, mà còn luận đoán cả trong quá khứ và tương lai.

Về mặt quan niệm, khoa nhân tướng học được đa số người cho là khoa học nhân bản, hoàn toàn không có yếu tố thần bí. Khoa này dựa trên nền tảng: cái gì có ở bên trong, ắt phải lộ ra bên ngoài. Đồng thời, nhân tướng học dựa trên những đặc điểm của chính con người, và nghiên cứu tính tương quan giữa các yếu tố nhân sinh: hình tướng, tương quan thọ yểu, sang hèn,...

Về mặt phương pháp: Đa số người cho rằng, nhân tướng học là phương pháp quan sát trực tiếp con người. Dựa vào những đặc tính, những hiện tượng cụ thể của từng con người chứ không dựa vào những yếu tố huyền bí. Từ những hiện tượng về khuôn mặt, hình dáng, giọng nói,... người ta rút ra những tính cách của từng cá nhân.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào, và bằng cách nào để suy diễn từ những đặc trưng cụ thể của con người liên quan đến tính cách của họ. Chẳng hạn, tại sao người ta nói mắt sáng thì thông minh, trán đẹp thì đường công danh tốt,... Đây là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khoa nhân tướng là kết quả của một quá trình thống kê, quy nạp, diễn dịch lâu dài của lịch sử. Bằng cách quan sát từng đặc trưng cụ thể của con người qua một thời gian dài, người ta rút ra những kết luận về nhân tướng học.

Đến đây, một kết luận có thể rút ra là nhân tướng học phải tiếp tục được hoàn thiện và đổi mới. Cũng như các khoa học về nhân sinh, khi môi trường cuộc sống thay đổi, khi hoàn cảnh thay đổi, khi xã hội thay đổi, nhân tướng học cũng phải được hoàn thiện tương ứng với xã hội đó.

Rõ ràng, khoa nhân tướng học không chỉ xét đến phần tĩnh, mà còn đến những phần động của con người. Qua thời gian, một số nét tướng sẽ thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh nhân sinh. Đây là phần căn bản khi nghiên cứu về tướng pháp.

Tướng học được chia thành hai phần: phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau: hình tướng, nét tướng và loại tướng,... Phần này nghiên cứu con người ở dạng tĩnh. Đó là lĩnh vực nghiên cứu con người thông qua các bộ vị thân thể, như đầu, mặt, chân, tay, thân thể,... để suy ra các tính cách của con người. Chẳng hạn, khi xem tướng, người ta nói rằng, lưỡng quyền cao đối với con trai: có uy quyền, mũi của phụ nữ đẹp: chồng tốt,...

Phần này không chỉ dừng lại đó mà còn xem xét các hình tướng. Chẳng hạn, người ta chia hình tướng mường tượng theo tướng cầm thú: tướng khỉ, tướng hạc, tướng rồng,... và người ta có thể ứng dụng Ngũ hành để chia ra các loại tướng: Tướng mộc, tướng thuỷ, tướng hoả, tướng kim.

Phần thứ hai của tướng học là phần động, hay còn gọi là lý tướng và pháp tướng. Phần này nghiên cứu những phần động của con người như thần khi, âm thanh, khí sắc, khí phách, ... để suy đoán tính cách con người. Đây chính là phần quan trọng nhất và phần tinh tuý của tướng học.
Phần thứ 01: Phần tướng tĩnh hay nét tướng và loại tướng, sơ lược về nét tướng gồm: tướng mặt, các bộ vị trên khuôn mặt như mắt, mũi, lông mày, miệng,... và loại tướng (chủ yếu là Ngũ hành hình tướng).

Phần thứ 2: Phần tướng động: gồm thần khí, khí phách và khí sắc, và nguyên tắc phối hợp.

Phần tướng tĩnh:
Phần giới thiệu về nét tướng
I. Tướng khuôn mặt

Khuôn mặt được xem là vị trí trung tâm trong việc nghiên cứu, học và xem tướng. Chính vì sự quan trọng của nó, mà rất nhiều người khi nói đến xem tướng, thì chủ yếu xem tướng mặt. Tất nhiên, điều này không đầy đủ nên thiếu phần chính xác.

Khi nhìn vào một khuôn mặt, người ta trước hết xem xét toàn diện nó từ tóc cho đến cằm. Đặc biệt trong đó, người ta chú ý vào Tam đình, Ngũ nhạc, Lục Phủ, Tứ đậu, Ngũ Quan (sẽ được giải thích sau) và những bộ vị (cung). Xem Tam đình, Ngũ nhạc, Lục phủ giúp cho ta biết khái quát về khuôn mặt, để từ đó đưa ra những ý niệm ban đầu về đối tượng xem tướng.

Nếu muốn biết chi tiết (chỉ nói về phần tướng tĩnh), chúng ta cần nghiên cứu thêm Tứ đậu, Ngũ quan và 13 bộ vị quan trọng trên khuôn mặt. Mỗi bộ phận cho ta biết một số tính cách về nhân vật.
I.1. Tam Đình:
a. Vị trí của Tam Đình:
Tướng học Á Đông chia khuôn mặt thành 3 phần:

Thượng Đình: Từ dưới chân tóc đến ấn đường (giữa hai đuôi lông mày). Bộ vị quan trọng của phần này là trán.

Trung Đình:
Từ ấn đường (giữa hai đuôi lông mày) đến dưới 2 cánh mũi. Những bộ vị quan trọng của phần này là Mắt, mũi, lưỡng quyền, lông mày và tai.

Hạ đình: Từ dưới hai cánh mũi đến cằm. Những bộ vị quan trọng của phần này là Nhân trung, miệng, và cằm. (ngoài ra còn có thể kể thêm là pháp lệnh và mang tai).

Vì khuôn mặt được phân chia thành Thượng, trung, hạ đình nên ba phần này gọi chung là Tam đình.

b. Ý nghĩa của Tam Đình:

b.1. Thượng đình: thể hiện cho giai đoạn đầu của cuộc đời, khoảng dưới 20 tuổi. Thượng đình con biểu hiện khả năng về trí lực của con người. Một số nhà tướng học còn áp dụng thuyết tam tài vào tướng học. Khi đó Thượng đình được tượng trưng cho thiên (Tam tài: Thiên - Địa - Nhân). Và khi đó những người này luận giải tính cách con người dựa vào ý niệm của thiên: Trời phải cao, sáng, tươi,... thì mới tốt.

Nói tóm lại, Thượng đình (đặc biệt là Trán) cần phải cao, sáng, tươi (sẽ xem xét ở phần tướng động), vuông vắn, nảy nở thì quý hiễn. Ngược lại, thượng đình xấu (nhỏ, tối, nhọn, hẹp, lồi lõm không cân xứng,...) thì hạ cách, khắc cha mẹ, bị tai nạn, hay cuộc đời khổ cực,...

b.2. Trung đình: Trung đình thể hiện giai đoạn trung niên (từ khoảng 20 đến khoảng 40 tuổi). Trung đình còn biểu hiện khí lực của con người, và đây là phần tượng trưng cho người của những nhà tướng học áp dụng thuyết tam tài. Phần Trung đình là phần rất quan trọng, chúng ta sẽ xét sau. Nhưng nhìn chung, trung đình cần phải ngay ngắn sáng sủa, tươi nhuận thì công danh, tiền tài,... mới tốt.

b.3. Hạ đình: Hạ đình biểu hiện hậu vận của đời người. Phần này cũng thể hiện hoạt lực (hoạt động) của con người, và cũng là phần địa trong thuyết tam tài.

Nhìn chung, hạ đình cần phải ngay ngắn, vuông vắn, sáng sủa thì hậu vận mới tốt. Còn nếu hạ đình cong, nhọn, tối,... thì là dấu hiệu báo trước một hậu vận khó khăn.

Một số nhà tướng học (Tô Lãng Thiên) còn cho rằng thượng đình chính là phần tiên thiên, nghĩa là phần được "trời phú", Trung đình là phần hậu thiên, thể hiện sự hoạt động của con người, và phần hạ đình cho ta biết về kết quả hoạt động của con người.
(Phần này được đề cập khá kỹ trong một số cuốn sách về tướng học, chẳng hạn như Nhân tướng học của Hy Trương, các bạn có thể tham khảo thêm).

Tóm lại, Tam đình cần phải ngay ngắn, sáng sủa, cân đối và tươi nhuận,.. thì mới tốt. Ngược lại, nếu tam đình cong, không cân xứng, không sáng,... thì sẽ báo trước một dấu hiệu khốn khổ của con người.

I.2. Ngũ Nhạc
1. Nguồn gốc tên gọi
Khi nói đến Ngũ nhạc người ta thường liên hệ với địa lý học. Thực vậy, Ngũ Nhạc chính là tên của 5 ngọn núi trong những sách địa lý của Trung Hoa. Chính vì con người sống giữa thiên nhiên, nên những nhà khoa học cổ thường tự nhiên hoá qua hình thể con người. Hoàng Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn là 5 ngọn núi nổi tiếng của Trung Hoa, được địa lý hoá thành các bộ vị trên khuôn mặt con người.

(mở ngoặc ở đây: bạn đọc nào mới học về tướng pháp thì cũng có thể biết tên của những dãy núi này trong sách của Trung hoa, đặc biệt là các bộ truyện Kiếm hiệp).

Trong phần luận về Ngũ nhạc, các nhà tướng học cổ còn ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong việc luận đoán.

2. Vị trí của Ngũ nhạc

Ngũ nhạc bao gồm: Trán, mũi, 2 Lưỡng quyền, và cằm.

Trán: tượng trưng cho dãy núi phía Nam (Hoàng Sơn), nên cũng có tên gọi là Nam nhạc.

Cằm: tượng trưng cho dãy núi phía Bắc (Hằng Sơn) nên có tên gọi là Bắc Nhạc.

Mũi: tượng trưng cho dãy núi ở giữa (Tung Sơn) nên có tên là Trung Nhạc.

Lưỡng quyền trái: tượng trưng cho dãy núi phía Đông (Thái Sơn) nên cũng có tên gọi là Đông Nhạc.

Lưỡng quyền phải: tượng trưng cho dãy núi phía Tây (Hoa Sơn) nên cũng có tên gọi là Tây nhạc.

3. Điều kiện để Ngũ nhạc được gọi là tốt

Vì bị ảnh hưởng của Khoa Địa lý, Ngũ nhạc được xem là tốt khi chúng triều củng hay triều quy với nhau. Nghĩa là các dãy núi này phải tạo thành một sự liên hoàn để tụ về một điểm quan trọng nhất (điểm này có thể là điểm tưởng tượng cách xa trên khuôn mặt). Theo khoa Địa lý, khi các dãy núi này liên hoàn, triều quy với nhau thì Long mạch trở nên có thế. Cũng tương tự như vậy, khi 5 bộ phận này liên hoàn và triều quy với nhau thì con người có được ưu thế về tướng học.

Chú ý:  Chúng ta đã biết là mũi có thể gọi là phần nhân của mô hình tam tài (mũi là bộ phận quan trong bậc nhất trong trung đình). Chính vì thế, ở đây, mũi cũng có thể được coi là long mạch chính của hệ thống 5 bộ phận này (5 dãy núi).

Nếu 5 nhạc tốt, người ta gọi là ngũ nhạc đắc cách.

4. Điều kiện xấu của ngũ nhạc:

Quần sơn vô chủ: Khi các dãy núi không được triều cũng với dãy núi trung ương, nghĩa là Trung nhạc quá nhỏ, thấp,... không tương ứng với 4 dãy núi còn lại.

Cô phong vô biên: Khi dãy núi ở giữa quá cao, quá lớn không tương ứng với các dãy núi còn lại. Nói cách khác các dãy núi khác quá thấp, nhỏ không tương ứng với Trung nhạc.

Hữu viện bất tiếp: Nghĩa là các dãy núi này ban đầu thì có vẻ như hỗ trợ cho nhau nhưng khi nhìn kỹ lại thì không. Nghĩa là có một vài dãy núi bị khuyến hãm làm cho tính tương ứng, hỗ trợ bị đổ vỡ.

Phần này khó nhận biết hơn các phần trên.

5. Điều kiện khuyết hãm của từng nhạc:

Phần trên, chúng ta đã nói điều kiện khuyết hãm (xấu) của hệ thống ngũ nhạc. Bây giờ chúng ta tập trung vào mỗi nhạc.

Nam nhạc (Trán): Trán bị coi là khuyết hãm khi mi tóc mọc quá thấp, tóc lỡm chỡm làm cho trán thấp, trán có văn bò lung tung như rắn bò, trán có vằn bất thường, trán có sát khí (sát khi có thể thấy rõ hơn ở ấn đường),...

Trung nhạc (Mũi): Mũi bị xem là khuyết hãm khi mũi bị gãy, cong, cao trơ xương, bị lệch, lỗ mũi lộ hướng lên,...

Đông và tây nhạc (Quyền trái và phải): Quyền bị xem là khuyết hãm khi bị lộ, trơ xương, bị lõm, quá thấp, quá cao, có tàn nhang,...

Bắc nhạc (Cằm): Cằm bị coi là khuyết hãm khi xương quai hàm hẹp, cằm quá dài, cằm mỏng, cằm phía dưới đưa cao hơn,...

6. Ứng dụng thuyết Âm Dương ngũ hành (hay yếu tố bù trừ)

Phần này giới thiệu sơ lược về ứng dụng thuyết ngũ hành vào ngũ nhạc. Như ta đã biết, Ngũ hành gồm 5 yếu tố: Thổ - Kim - Thủy - Mộc - Hoả. 5 yếu tố này tương tác với nhau theo luật sinh khắc: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ. Quá trình tương sinh theo đó mà phát triển. Quá trình tương khắc: Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Chính vì tương sinh tương khắc nên vạn vật mới bình hoà phát triển.

Theo phương vị, Thủy ở phương Bắc, Hoả ở phương Nam, Kim ở phương Tây, Mộc ở phương Đông, Thổ ở trung ương.

Phương Nam hoả vượng, nên người phương Nam lấy Trán (Nam nhạc) làm bộ phận trọng yếu. Tất nhiên cho dù ở phương nào đi nữa thì vẫn xét tính tương trợ của cả 5 bộ phận (ngũ nhạc), và Mũi hay Trung nhạc bao giờ cũng đóng vị trí trung tâm.

Phương Bắc Thuỷ vượng nên người phương Bắc lấy Cằm (Bắc nhạc) làm bộ phận quan trọng.

Ý này có nghĩa là người phương Nam, nếu trán tốt mà các bộ vị khác xấu một chút, hay người phương Bắc cằm xấu tốt mà các nhạc khác xấu một chút thì cũng có thể bù trừ một chút.

(Nguyên tắc tương sinh tương khắc trong thuyết Ngũ hành ứng dụng vào ngũ nhạc hơi khó nên không đề cập ở đây).

Tóm lại: 5 bộ vị này tốt khi chúng phối hợp với nhau cân đối, hài hoà, và triều cũng với nhau.

I.3. LỤC PHỦ
1. Tên gọi:
Phủ ở đây có nghĩa là cái kho chứa đựng tài vật. Lục Phủ nghĩa là 6 cái kho chứa.

2. Vị trí:
Xem hình dưới ta thấy Lục Phủ chỉ 3 cặp xương hai bên mặt, chạy dài từ trán xuống đến mang tai. 3 cặp xương này chia thành 3 bộ phận.

Phần phía trên, từ dưới chân tóc chạy đến đuôi lông mày (phần 1 trên hình) nằm ở phía trên nên có tên gọi là thiên thương thượng phủ.

Phần ở giữa (số 2 trên hình) bao gồm cặp lưỡng quyền đến tai, gọi là Quyền cốt trung phủ.

Phần dưới (phần 3 trên hình) là phần 2 bên mang tai, gọi là tai cốt hạ phủ.

3. Ý nghĩa và phương pháp quan sát:

Vì phủ ở đây có nghĩa là cái kho chứa tài vật nên Lục phủ cho ta biết khái quát về tài vận.

Lục phủ lấy cốt (xương) làm gốc: xương nẫy nở cân đối, đúng cách là tốt, ngược lại nếu xương khuyết hãm, hay lệch là xấu. Tất nhiên, khi quan sát cần xem cả phần thịt bổ trợ nữa. Xương cần có thịt bổ trợ mới đầy đặn, sung mãn.

4. Thời vận
Phần trên (Thiên thương thượng phủ): chỉ thời gian lúc còn niên thiếu, có thể nhờ gia đình mà thụ hưởng. Những người có bộ phận này sung mãn nghĩa là được cha mẹ, gia đình chu cấp dồi dào.

Phần giữa (Quyền cốt trung phủ): Chỉ thời gian trung niên, phần lớn là do mình tạo ra.

Phần dưới (tai cốt hạ phủ): chỉ về tiền tài lúc hậu vận.

3. TỨ ĐẬU VÀ NGŨ QUAN
A. TỨ ĐẬU: 1. Nguồn gốc:
Đậu trong khoa tướng học (ở đây nói về xuất xứ tại Trung Hoa) có nghĩa là cái rãnh, cái mương nước. Cũng giống như Lục Phủ, Tứ đậu được tướng học hoá từ các hiện tượng thiên nhiên.

2. Vị trí:
Tứ đậu bao gồm: Mắt, Mũi, Miệng và Tai.
Mắt có tên là Hoài đậu,

Mũi có tên là Tế đậu,

Miệng có tên là Hà đậu,

và Tai có tên là Giang đậu.

Đây cũng chính là 4 con sông của Trung hoa.
(Bạn đọc không cần nhớ tên các con sông Trung hoa, ở đây chỉ nhắc lại nếu bạn nào đọc sách thì dễ nhận biết mà thôi).

3. Ý nghĩa tổng quan:

Tất nhiên khi xem bốn bộ phận trên như các dòng sông thì phải liên tưởng đến biển, vì sông thì phải đổ ra biển. Và ở đây, bộ óc con người được xem như biển. Bộ óc con người tiếp thu các cảm nhận từ tai mắt mũi miệng.

Cũng giống như ngũ nhạc, lục phủ, khi luận đoán về Tứ đậu, người ta lại hình tượng hoá thiên nhiên vào tính cách con người.

Muốn sông chảy ra biển tốt thì mặt sông phải rộng, sông phải sâu, không bị vật cản,...

Như vậy, mỗi đậu phải có những đặc trưng riêng và phải phối hợp hài hoà. Phần luận về các bộ phận xin được đề cập vào các mục riêng.
Cũng cần phải nói thêm về nhân trung. Khi luận về tứ đậu, phải nên bao gồm cả nhân trung.

B. NGŨ QUAN
1. Vị trí

Ngũ quan gồm 5 bộ phận trên khuôn mặt: Hai lông mày, hai mắt, hai tai, mũi, và miệng.

Hai lông mày gọi là Bảo thọ quan,

Cặp mắt gọi là Giám sát quan,

Hai tai gọi là Thám thính quan,

Mũi gọi là Thẩm biện quan,

Miệng gọi là Xuất nạp quan.

Trong tướng học, ngũ quan rất quan trọng. Các sách viết về tướng pháp đều tập trung rất nhiều vào ngũ quan.

2. Ý nghĩa tổng quan
Trong tướng học, khi bàn về ngũ quan, người ta tóm tắt trong một câu sau: Ngũ quan cần phải Minh lương và Đoan chính. Minh lương nói về phẩm chất còn Đoan chính nói về hình dạng.

Minh lương có nghĩa:

Thanh khiết,
Sáng sủa,
Có thần khí,
Trang nhã,


Còn Đoan chính nghĩa là:

Ngay ngắn,
Rỏ ràng,
Cân xứng và lớn nhỏ tuỳ nghi.


4. CÁC BỘ VỊ QUAN TRỌNG
1.Giới thiệu:

Trong tướng pháp, người ta thường chi khuôn mặt thành các bộ phận nhỏ, gọi là những bộ vị. Phần này thiệu sơ lược về 13 bộ vị quan trọng trên khuôn mặt.
Các bộ vị từ trên xuống lần lượt là Thiên trung, Thiên đình, Tư không, Trung chính, Ấn đường, Sơn căn, Niên thọ, Thọ thượng, Chuẩn đầu, Nhân trung, Thuỷ tinh (miệng), Thừa tương và Địa các.

2. Vị trí của 13 bộ vị:

Như đã đề cập trong bài Tam đình, Khuôn mặt của con người có thể chia thành 3 phần: Thượng đình, Trung đình và Hạ đình.

Vị trí của 13 bộ vị này cũng được chia dựa theo Tam đình.

Thiên trung, thiên đình, Tư không, và Trung chính: thuộc Thượng đình

Ấn đường, Sơn căn, Niên thượng, Thọ thượng, Chuẩn đầu: thuộc Trung đình

Nhân trung, Miệng (Thuỷ tinh), Thừa tương, Địa các: thuộc Hạ đình.

Vì hình trên khá mờ, nên một số bộ vị cần được giải thích một chút.

Từ Ấn đường, nghĩa là giữa hai đầu lông mày, lên đến tóc trán, được chia thành 4 phần, các phần từ trên xuống dưới theo thứ tự là Thiên Trung, Thiên Đình, Tư không và Trung chính. Như vậy, nếu nhìn chính giữa trán, phần trên là Thiên trung (giáp tóc), đến Thiên Đình, và phần dưới là Tư không và Trung chính.

Các bộ vị thuộc trung đình:

Ấn đường, giữa hai đầu lông mày.

Sơn căn, phần lõm trên mũi, giữa hai đầu mắt.

Niên thượng là phần dưới Sơn căn, phía trên của chính giữa mũi

Thọ thượng chính là phần dưới Niên thượng, phía dưới của giữa của mũi,

còn Chuẩn đầu là phần cuối mũi, chổ phía trên Nhân trung.

Trong các bộ vị của Hạ đình, chỉ có Thừa tương thì hơi lạ, còn Nhân trung, Miệng, và Địa các thì quá quen thuộc. Thừa tương chính là chổ hơi lõm dưới môi dưới và trên địa các.

3. Ý nghĩa tổng quan của các bộ vị

Các bộ vị thuộc Thượng đình:

Nhìn chung, nếu các bộ vị này đầy đặn, sáng sủa, hồng nhuận thì tốt. Ngược lại, các bộ vị này mà có khí sắc xanh xám, lồi lõm, tối thì xấu.

Nhìn chung, cả 4 bộ vị này chỉ con người lúc còn nhỏ (tiền vận). Tuy nhiên ý nghĩa của các bộ vị có khác nhau một chút.
Thiên trung chủ về cha, thiên đình chủ về mẹ, Tư không và Trung chính chủ về bản thân. Tư không chủ về được sự giúp đỡ của Phụ huynh, hay người lớn hơn, còn Trung chính chủ về khả năng của bản thân. Nếu bộ vị nào bị xấu thì sẽ ảnh hưởng đến tính tương quan của bộ vị đó. Chẳng hạn nếu Thiên trung và/ hoặc Thiên đình lồi lõm, khuyết hãm, hay có khí sắc xanh xám thì sự khốn khổ lúc nhỏ bị ảnh hưởng bởi cha và/ hoặc mẹ.
Nếu Tư không sáng sủa thì con người dễ được Phụ huynh, người trên giúp đỡ, còn nếu khuyết hãm, sắc xám thì ít được giúp đỡ từ người khác (chủ yếu là người lớn hơn).
Nếu trung chính sáng sủa, đầy đặn, khí sắc tốt chủ về thông minh, tài giỏi, lúc nhỏ khoẻ mạnh, ít bệnh tật. Ngược lại nếu Trung chính khuyết hãm, khí sắc xấu thì tuổi trẻ kém thông minh, nhiều bệnh tật,...

Các bộ vị thuộc Trung đình:

Ấn đường: Ấn đường là bộ vị rất quan trọng trong khoa tướng học phương Đông. Ấn đường chủ về vận mạng của cá nhân, đặc biệt là khi chuẩn bị bước vào trung vận. Bộ vị này ví như cái cổng thông giữa Trung Đình với Thượng đình. Cũng như các bộ vị khác, ấn đường lấy sự rộng rãi, nãy nở là tốt về hình thức, còn tươi nhuận, sáng sủa thần khí tốt là tốt về thực chất.

Nếu Ấn đường tốt cả về hình thức lẫn thực chất thì cuộc sống con người sẽ suôn sẽ, tuổi trẻ dễ thành công. Nếu ấn đường khuyết hãm, tối, không cân đối thì cuộc sống, công danh sẽ khó khăn.

Về Ấn đường, kỵ nhất là hai đầu lông mày giao nhau. Những người có 2 đầu lông mày nối với nhau thành 1 vết ngang giữa Ấn đường thì khắc gia đình (anh em), cuộc sống gặp nhiều nghịch cảnh. Nếu 2 đầu có nốt ruồi thì chủ về tù tội.

Luận về Ấn đường khá phức tạp, đặc về là về thần khí, và văn (nếp nhăn), nên ở đây chỉ giới thiệu sơ lược, không đề cập về vấn đề này.

Sơn căn: Sơn căn con người chủ về bệnh tật (sẽ đề cập sau đến phần các cung). Sơn căn xanh xám là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu khí sắc này lan xuống phần dưới sống mũi và hai mắt thì bệnh càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, Sơn căn còn được xem là nơi tiếp xúc giữa trời và người, giữa âm và dương (ứng dụng của thuyết tam tài và âm dương ngũ hành). Vì thế, nếu Sơn căn nhỏ, khuyết hãm, tối xanh thì mũi sẽ bị hư, ngược lại thì báo hiệu tài vận hạnh thông.

Nốt ruồi mọc giữa Sơn căn chỉ về sự bôn tẩu tha hương. Nếu mọc chính giữa cũng thể hiệu sự tù ngục, còn mọc lệch về hai bên chủ về có ác tật.

Niên thượng: Niên thượng có khí sắc xanh xám là dấu hiệu báo trước có người thân có bệnh. Niên thượng có nốt ruồi chủ về vận kiếp đào hoa, và dễ vì đào hoa mà mang tai tiếng.
Thọ thượng: Thọ thượng thường khó phân biệt và ít có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tuy nhiên, nếu thọ thượng sắc hồng, tươi nhuận thì góp phần gia tăng tiền tài. Nếu Thiên thượng nổi cao lên so với các bộ vị khác thì có thể bị thất bại trong cuộc đời.

Chuẩn đầu: Chuẩn đầu là bộ vị rất quan trọng trong tướng học. Chuẩn đầu cũng là cung tài bạch của con người (sẽ bàn sau). Chuẩn đầu phải cao, đầy đặn, tươi nhuận, mập, hai lỗ mũi vừa vặn không quá rộng và không hẹp là dấu hiệu chỉ tiền tài hạnh thông. Ngược lại thì xấu.

Mũi cũng là nơi chủ về công danh của con người, là một bộ vị rất quan trọng. Đối với Phụ nữ, Mũi cũng chủ về chồng.

Các bộ vị thuộc Hạ đình:

Nhân trung: Nhân trung là bộ vị quan trọng, đặc biệt là Phụ nữ. Nhân trung chỉ về sự sinh nở con cái của Phụ nữ (cùng với ngoạ tằm). Nhân trung tốt khi sâu, rõ ràng, và dài, phải ngay ngắn, không được lệch lạc, và đặc biệt là không có nốt ruồi hay các đường ngang cắt nhân trung.

Miệng (Thuỷ tinh): Miệng cũng là bộ vị quan trọng trong tướng học, và khá phức tạp. Ở đây chỉ đề cập một cách sơ lược. Miệng đẹp khi nó ngay ngắn, không quá dài không nhỏ, không lồi lên, hai môi phải cân xứng, sắc phải hồng nhuận,....

Địa các: Địa các chủ về thọ yểu, hậu vận. Địa các nãy nở, cân đối, không lẹm, không nhô lên là tốt. Khi đó đương số sẽ gặp hậu vận tốt, tiền tài sung túc. Nếu địa các nhọn, dài thì cuối đời sẽ cô đơn. Nếu có nốt ruồi thì cho dù có đẹp đi nữa vẫn không hưởng được di sản của người khác để lại.


I.5. 12 CUNG.

Cũng giống như trong Tử vi, trong khoa tướng học cũng có 12 cung (ngoại trừ trong tử vi, cung thân sẽ cư vào cung khác: Mệnh, Quan, Tài, Di, Thê).
A. Tổng quan
Như đã biết, các lĩnh vực về Lý số phát triển mạnh ở Trung Hoa ở đời Tống. Sự xuất hiện của các nhà Lý học từ Ma Y, Trần Đoàn cho đến Thiệu Khang Tiết đã thổi vào những luồng gió mới của khoa lý số. Cũng từ đó (là chủ yếu) các bộ môn Lý số có sự giao thoa với nhau. Ma Y, Trần Đoàn là những vị tổ của Lý học nói chung và Tướng Pháp nói riêng. Vì có sự giao thoa đó, khi luận đoán về tướng học, người ta thường kết hợp các môn lý số khác: Âm Dương, Ngũ hành,...

Bài này giới thiệu 12 cung trên khuôn mặt.

Cung ở đây là một bộ phận (bộ vị) có một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho một lĩnh vực nào đó.

12 cung này, cũng giống như trong Tử Vi Đẩu số, bao gồm các cung: Cung Mệnh, cung Phụ mẫu, cung Phúc đức, cung Điền Trạch, cung Quan lộc, cung Nô bộc, cung Thiên Di, cung Tật ách, cung Tài bạch, cung Tử tức, cung Phu thê, cung Huynh đệ.

B. Vị trí và ý nghĩa của 12 cung.
Phần sau đây giới thiệu sơ lược 12 cung.
Về ý nghĩa, 12 cung này cũng giống như trong Tử Vi Đẩu số, ý nghĩa của mỗi cung chứa ngay tại nội hào của cung đó, chẳng hạn, cung Huynh đệ cho biết về anh em, cung Phu thê cho biết về vợ (chồng), cung tử tức cho biết về con cái,...

Tất nhiên, không hoàn toàn giống Tử vi về mọi ý nghĩa. Chẳng hạn như trong Tử vi, cung Mệnh cho biết cuộc đời đương số đặc biệt là dưới 30 tuổi, còn trong Tướng pháp, cung Mệnh có ý nghĩa hẹp hơn,...

1. Cung Mệnh

Vị trí: Vị trí của cung mệnh chính là Ấn đường, nghĩa là ở giữa hai đầu đuôi mắt.

Ý nghĩa: Cung mệnh cho biết về khả năng, trí tuệ, và tham vọng của cá nhân.

Cũng cần chú ý rằng, khi xem tướng, không nên chỉ tập trung vào một bộ vị mà còn xem các bộ vị liên quan và các vùng phụ cận của bộ vị đó. Chẳng hạn, về cung Mệnh, không chỉ có xem Ấn đường mà còn xem (tính liên quan) đến Sơn căn, và trán phía trên Ấn đường.

Nhìn chung, Ấn đường rộng rãi, sáng sủa, thần khí tốt, có khí phách là con người thông minh, học vấn tốt. Ngược lại, Ấn đường lệch hãm, khí sắc xấu là xấu.

2. Cung Quan lộc:

Vị trí:
Vị trí của cung Quan lộc chính là ở giữa trán. Bộ vị này đôi khi được gọi là Chính trung.

Ý nghĩa: Cung quan lộc cho biết địa vị, chức tước của đương số.

Nếu cung Quan lộc sáng sủa, đầy đặn kết hợp với Sơn căn, Ấn đường và trán rộng rãi, sáng sủa thì con đường quan chức của đương số sẽ hạnh thông.

Nếu cung Quan lộc bị khuyết hãm, trán hẹp, Ấn đường xấu thì con đường công danh của đương số sẽ bị trục trặc, thất bại.

Ngoài ra, bộ vị này (cung Quan lộc) còn một ý nghĩa khác, đó là về tâm hồn con người. Nếu cung này đẹp, đương số có một tâm hồn quảng đại, cao ngạo, muốn đạt được công danh địa vị bằng tài năng thực lực của mình.

Cung Vị trí
Mệnh (1): Ấn đường

Quan lộc (2): Chính trung (ngay giữa trán, bên trên ấn đường)

Tài Bạch (3): Mũi (chủ yếu là phần Thọ thượng và Chuẩn đầu: nữa
dưới của Mũi)

Điền trạch (4): Mắt (một số người còn cho là trên mi trên, dưới lông
mày)

Huynh đệ (5): Cặp lông mày (cả 2 lông mày trái và phải)

Tử tức (6): Lệ đường (Ngay dưới hai con mắt)

Nô bộc (7): Địa Các

Phu thê (8): Gian môn (phía dài của 2 đuôi mắt, gần tóc mai)

Tật ách (9): Phía nữa trên Mũi ( gồm Sơn Căn, Niên Thượng và Thọ
thượng)

Thiên Di (10): Dịch Mã (Phía 2 góc trán)

Phúc Đức (11): Hai bên má, chạy dài từ trên xuống dưới

Phụ Mẫu (12): Phía trên của 2 góc trán, trên phần cùa cung Thiên Di

3. Cung tài bạch

Cũng như các môn lý số khác, cung tài bạch thể hiện về tiền bạc, của cải.

Vị trí: vị trí của cung tài bạch chính là Mũi, và chủ yếu tập trung vào vị trí chuẩn đầu, thiên thương và thọ thương (xem như là nữa phía dưới của Mũi).

Nhìn chung, mũi nẫy nỡ, sắc sáng, và kín đáo thì tốt, thể hiện khả năng tiền của sung túc. Mũi hãm, cong, lỗ Mũi hở thì không sung túc về tiền bạc. Tuy nhiên, khi quan sát Mũi phải phối hợp với các bộ vị khác, và đặc biệt là phải xem Mũi thuộc loại nào (Thiên thông tỵ, Huyền đảm tỵ,...).


Theo Nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành, Mũi tượng trưng cho Thổ, nằm vị trí trung ương. Mũi đẹp là một lợi thế của đương số. Ngoài ra, như đã đề cập ở phần trước, Mũi của Phụ nữ còn có ý nghĩa thể hiện về người chồng.

4. Cung Điền trạch

Cung điền trạch, như tên gọi của nó, thể hiện về nhà cửa, điền sản,... của đương số .

Vị trí của cung điền trạch chính là cặp mắt. Một số nhà tướng học khác (Tô Lăng Thiên, Kiến Nông cư sĩ,..) cho rằng vị trí của cung điền trạch còn ở trên bờ mắt, dước cặp lông mày.

Nếu cặp mắt đẹp, đen, phần trên mắt đẹp, mắt sáng, trong,thì đương số có nhiều ruộng đất, nhà cửa. Nếu cặp mắt tối, lông mi xấu, không thần, thì đương số rất dễ gặp khó khăn về ruộng đất, nhà cửa.

5. Cung Tử Tức

Cung tử tức biểu hiện tình trạng con cái của đương số.

Vị trí của cung tử tức là ở phía dưới hai cặp mắt. Vị trí này được gọi là Lệ Đường, hay Ngọa Tằm.
Nếu Lệ đường tốt, đầy đặn, hồng hào, thì con cái tốt, được hưởng phước đức để có thể làm vinh danh tổ tông. Ngược lại, nếu lệ đường thấp hỏm, khuyết hãm, màu sắc xấu, thiếu sinh khí thì đương số khó khăn về đường con cái, con cái không thông minh, hay con cái phá tổ nghiệp.
Đặc biệt, nếu Lệ đường sâu, khí sắc xám, có thẹo, thì rất dễ tuyệt tự. Tuy nhiên, khi xem về con cái, cần xem thêm ở Nhân trung, và Lệ Đường của cả vợ chồng.

6. Cung phu thê:
Vị trí của cung Phu thê chính là Gian môn, là phần cuối đuôi lông mắt. Cung phu thê cho biết sơ lược về mối quan hệ giữa đương số với vợ (chồng), và hạnh phúc vợ chồng trong cuộc sống.
Nếu Gian môn đầy đặn, không có sắc xấu (vàng, đen,...), không có vết hằn, thì đời sống vợ chồng dễ có hạnh phúc vật chất. Nếu bộ phận này quá nãy nở thì đường tình dục của đương số khá mạnh nên cũng có thể dẫn đến sự khó chịu cho người phối ngẫu. Ngược lại nếu khu vực này khuyết hãm, có các đường vằn cắt ngang,... thì khó có hạnh phúc vợ chồng, nên đòi hỏi đương số cần có sự hy sinh, cùng với cặp mắt khá buồn thì đương số có thể có nhu cầu về tình dục ngấm ngầm.

Nếu khu vực này hồng nhuận, đẹp, vừa phải thì dễ lấy được vợ (chồng) tốt, hạnh phúc viên mãn. Nếu khu này bị hãm, xấu, vạch ngang xâm phạm thì có thể người phối ngẫu sẽ chết bất đắc kỳ tử, khó có thể có hạnh phúc vợ chồng.

7. Cung huynh đệ

Vị trí của cung huynh đệ chính là cặp lông mày. Cung này cho biết mối tương quan giữa đương số với anh chị em.
Nếu lông mày thanh tú, dài quá mắt thì anh em hoà thuận, tình nghĩa anh em tốt đẹp, sâu đậm. Lông mày dạng hình trăng non (trăng mới mọc) thì anh em thường giỏi dang, nổi tiếng. Ngược lại, nếu lông mày thô, ngắn hơn mắt, khoảng cách không đều thì anh em thường ly tán. Đặc biệt nếu lông mày thưa, khô, cuối đuôi màu vàng là điềm anh em có thể chết bất đắc kỳ tử, chết xa nhà. Nếu lông mày xoắn lại thì anh em bất hoà. Lông mày giao nhau thì anh em thường cãi vã.
Tuy nhiên, khi xem tướng lông mày, cần xem xét loại lông mày này thuộc vào loại nào, thanh trọc ra sao và phối hợp với các bộ vị khác như thế nào mới có thể kết luận chính xác được.

8. Cung tật ách
Vị trí của cung tật ách nằm ở phía trên của mũi, bao gồm cả Sơn Căn, Thiên Thượng, Thọ thượng. Cung tật ách cho biết về sức khoẻ của đương số.
Nếu Sơn căn cao, Niên Thượng và Thọ thượng ngay ngắn thì đương số sẽ có sức khoẻ tốt, ít bị bệnh. Nếu khu vực này xấu, có gân xanh, lệch thì sức khoẻ của đương số kém, thường bị bệnh tật liên miên. Nếu tự nhiên có khí sắc xanh xám nổi lên thì đó là dấu hiệu báo trước rằng đương số sẽ bị trọng bệnh. Nếu khu vực này (đặc biệt là Sơn căn) có khí sắc xấu, Ấn đường, Mắt, Lông mày ảm đạm thì đương số có thể bị chết.

9. Cung nô bộc:
Vị trí đích thực của cung Nô bộc là địa các. Tuy nhiên, khi xem tướng, cần xem cả phần hạ đình, nghĩa là phần từ môi dưới trở xuống cằm. Cung này biểu hiện mối quan hệ giữa đương số với người giúp việc.
Nếu khu vực địa các nãy nở, cân xứng, thì đương số là người có khả năng điều động nhiều người khác giúp mình, có mối quan hệ rộng. Nếu khu vực địa các bị hãm thì người giúp việc thường phản chủ, người giúp việc thiếu trung thành, nếu có thêm các vết hằn, vết cắt thì người giúp việc không hết lòng và thường oán trách chủ.

10. Cung Thiên Di
Vị trí cung thiên di chính là Dịch mã, tức là phía hai bên góc trán. Khi xem tướng, không nên chỉ chú ý đến bộ vị này mà cần phải xem các vùng phụ cận.

Nếu khu vực này cao đẹp, tươi tốt thì đương số đi xa dễ làm ăn và dễ gặp người giúp đỡ. Nếu phần dưới cung này, nơi Ngư vĩ tức là cuối đuôi mắt đẹp đẽ, tươi nhuận thì cơ hội đi giao du rất nhiều, và có thể đi đến lúc tuổi già. Nếu Dịch mã xấu, lệch lõm, khí sắc xám thì đi xa chuốc lấy thất bại, long đong. Nếu địa các xấu nữa thì người này lận đận cả về tuổi già.

11. Cung Phụ mẫu

Vị trí cung phụ mẫu ở phía trên góc trán, trên phần cung Thiên Di.Vị trí này được gọi là Nhật giác (phía góc trên trán bên trái) và Nguyệt Giác (phía góc trên trán bên phải).

Tương tự như các cung khác, nếu khu vực này đẹp thì đương số sinh ra trong gia đình tốt, con cái được chăm sóc cẩn thận. Nếu khu này hồng hào, đẹp đẽ thì bố mẹ có danh chức. Ngược lại, nếu khu vực này xấu, lồi lõm thì đương số không được tình thương từ cha mẹ. Nếu khu này lông mọc nhiều, khí sắc xấu, không cân xứng thì con cái khắc cha mẹ, hoặc sức khỏe của cha mẹ không được tốt.

Một số người cho rằng, Nhật giác chủ vể cha, Nguyệt giác chủ về mẹ. Khi luận về Nhật giác, thì liên hệ với người cha. Chẳng hạn nếu Nhật giác đẹp, hồng nhuận thì cha sức khỏe tốt, có công danh. Tương tự như vậy đối với Nguyệt Giác. Một số người còn cho rằng nếu nhật giác thấp hơn nguyệt giác, khí sắc xấu hơn thì người cha mất trước mẹ và ngược lại.

12. Cung Phúc đức

Vị trí của cung phúc đức là từ Thiên Thương (nằm dưới Dịch Mã) ở hai bên mặt chạy thẳng xuống địa các. Một số người chỉ cho cung phúc đức là phần cuối đuôi lông mày, chạy thẳng đến tóc mai.
Trong Tướng học, cung phúc đức không thể hiện nhiều ý nghĩa giống như trong tử vi (?). Cung này cho biết khả năng thành tựu trong thực tế về mặt công danh, sự nghiệp. Nếu các cung khác đẹp mà cung phúc đức xấu, ý nghĩa của các cung đó giảm hẳn đi. Ngược lại, nếu cung nào đó xấu mà cung phúc đức đẹp thì được gia tăng đôi chút.
Nhìn chung, cung phúc đức đẹp, đầy đặn, hồng nhuận thì công danh sự nghiệp của đương số dễ có cơ hội thành hiện thực. Ngược lại nếu cung Phúc đức xấu, đen, hãm, thì công danh sự nghiệp của đương số gặp rất nhiếu khó khăn.
Trong phép xem tướng, không chỉ lấy một bộ vị nào đó làm chính mà không thể xét tính tương quan của nó. Khi luận về cung Phúc đức, cần chú ý đến các bộ vị quan trọng khác như Ấn đường, Lông mày, Mũi, Địa các thì việc luận mới chính xác hơn.
Nếu bộ vị khác bình thường, cung phúc đức bình thường hay có thể xấu đôi chút mà Ấn đường, Mũi, hay Địa các đẹp thì cuộc đời đương số bình thường, nhiều lúc có phần khá đôi chút tùy theo mức độ của các bộ vị.

13. Cung vận mạng
Đây là cung tổng hợp. Vì thế không có một bộ vị cụ thể nào đại diện cho cung này cả. Vị trí của cung này là toàn bộ khuôn mặt.
Cung vận mạng cho biết khái quát về đương số, đặc biệt là các bộ vị có tính trội trong các cung trên. Từ đó có thể đưa ra những nhận định cơ bản về đương số. Chẳng hạn như Ấn đường của Đương số tốt hẳn so với các bộ vị khác, thì đương số có khả năng rất thông minh, hay nếu mũi của đương số rất đẹp thì công danh, tiền tài khá tốt.
Tất nhiên, khi xem tướng không nên chỉ tập trung vào một bộ vị nào mà phải xem các bộ vị khác có liên quan. Khi quan sát cung Vận mạng, cần chú ý đến sự phối hợp của Đình, Ngũ nhạc, Tứ Đậu để có thể khái quát về đương số.

Theo nhantrachoc

Jul 14, 2013

Khởi nghiệp của 14 tổng thống Mỹ

Khởi nghiệp của 14 tổng thống Mỹ

3274903-1373623784_500x0.jpg
Herbert Hoover - Kinh doanh giặt là và khai mỏ
Khi còn theo học tại Standford, Hoover tự mở dịch vụ giặt là dành cho sinh viên rồi sau đó làm thư ký trong một phòng đăng kiểm. Khi tốt nghiệp, tân sinh viên chuyên ngành địa chất dành 10 tiếng mỗi ngày để làm trong một mỏ vàng gần Nevada.
garfield-2-1373623784_500x0.jpg
James Garfield - Lái thuyền và thợ mộc
15 tuổi, Garfield đến Cleveland với hy vọng trở thành một thủy thủ trên biển. Ước mơ bất thành nên ông chọn nghề lái thuyền trên kênh đào, chuyên vận chuyển quặng đồng qua lại giữa Cleveland và Pittsburgh. Công việc có vẻ không hợp với James khi trong 16 tuần làm việc ngắn ngủi ông rớt khỏi tàu tới 14 lần. Khi theo học tại một ngôi trường ở Ohio, ông tự nuôi thân bằng nghề thợ mộc và trông nhà.
grant-1-1373623784_500x0.jpg
Ulysses S. Grant - Huấn luyện ngựa
Khi Grant không làm việc trong nông trại của cha mình, ông dành thời gian để cưỡi và huấn luyện ngựa. Tài nghệ của Grant trở nên nổi tiếng và nhiều nông dân ở các vùng khác xa xôi đã mang những con ngựa bất kham của mình đến cho ông thuần hóa.
ajohnson-0-1373623784_500x0.jpg
Andrew Johnson - Thợ may học việc
Bắt đầu từ khoảng 14 tuổi, Johnson và anh trai theo học nghề thợ may và chỉ sau 3 năm họ đã thành thạo. Andew khởi nghiệp tại Greeneville, nơi ông gặp vợ tương lai của mình và chính bà là người dạy ông học chữ.
2668892-1373623784_500x0.jpg
Abraham Lincoln - Công nhân đường ray và hoa tiêu
Lincoln có nhiệm vụ tách gỗ và dựng hàng rào cho đường ray tàu hỏa. Thu nhập từ công việc này giúp ích rất nhiều cho gia đình của ông. Năm 19 tuổi, Lincoln trở thành hoa tiêu tàu đáy bằng, dẫn tàu đi từ Mississippi đến New Orleans. Ông cũng làm nghề chạy phà và còn phát minh thiết bị giúp tàu vượt qua được các vùng cạn. Lincoln là Ttổng thống Mỹ duy nhất đến nay sở hữu bằng sáng chế.
fillmore-1-1373623785_500x0.jpg
Millard Fillmore - Học việc may khăn
Xuất thân từ một gia đình nghèo, Millard được học hành rất ít. Năm 14 tuổi, cha ông thu xếp đưa ông đi học nghề may khăn. Thay vì dùng tiền để mua kẹo như nhiều đứa trẻ khác, Fillmore đã mua một quyển từ điển rồi mang đến cửa hàng. Mỗi khi ông chủ không để ý, vị tổng thống tương lai lại giở từ điển ra đọc.
jackson-1373623832_500x0.png
Andrew Jackson - Học làm yên ngựa và giáo viên cấp I
Nóng lòng được ra chiến trận trong cuộc chiến giành độc lập Mỹ (1775 - 1783), Jackson gia nhập quân đội từ năm 13 tuổi. Nhưng chiến tranh đã biến ông thành mồ côi nên một năm sau đó, "cựu binh" 14 tuổi đã đến ở với một người họ hàng, rồi học nghề làm yên ngựa và duy trì được 6 tháng. Năm 16 tuổi, Jackson trở thành giáo viên tiểu học.
  Barack Obama
Trước khi trở thành người đứng đầu Nhà Trắng, ông Barack Obama làm ở tiệm kem, George W. Bush là công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn, Ronald Reagan phục vụ ở rạp xiếc, Gerald Ford nhận nhiệm vụ bảo vệ tại công viên.
obama-0-1373623783_500x0.jpg
Barack Obama - Bán kem và làm bánh mỳ sandwich
Giữa những năm 70 của thế kỷ XX, chàng thanh niên Obama làm nghề bán kem tại cửa hàng Baskin-Robbins ở Honolulu. Đây là công việc đầu đời của đương kim tổng thống Mỹ. Vài năm sau đó, ông chuyển sang nghề bán hàng lưu niệm rồi phục vụ bánh mỳ sandwich trong tiệm ăn.
bush-oilfield-1373623783_500x0.jpg
George W. Bush - Công nhân dàn khoan dầu và bán quả bóng bàn
Mùa hè năm 1965, Bush trở thành công nhân một dàn khoan dầu ngoài biển gần Louisiana. Ông nói: "Đây là một công việc nặng nhọc và nóng bức. Tôi làm đủ để nhận ra đây không phải làm điều mình muốn trong cuộc đời". Cựu tổng thống cũng chia sẻ, việc làm ưu thích nhất của ông là trưởng nhóm bán quả bóng bàn tại Sears.
bill-hillary-1373623783_500x0.jpg
Bill Clinton - Bán tạp phẩm và truyện tranh
Năm 13 tuổi, Bill Clinton có việc làm đầu tiên trong đời tại một cửa hàng bán tạp phẩm ở Arkansas. Cũng chính tại đây, ông đã thuyết phục chủ hàng cho phép bán thêm truyện tranh, sản phẩm giúp Bill kiếm được 100 USD. 
ronald-reagan-as-lifeguard-1927-wikimedi
Ronald Reagan - Nhân viên rạp xiếc và vệ sĩ
Năm 1925, Reagan làm một vài việc lặt vặt trong rạp xiếc Ringling Brothers với tiền công 0,25 USD mỗi giờ. Một năm sau, ông chuyển sang làm nghề vệ sĩ, mỗi ngày làm 12 tiếng và không có ngày nghỉ. Trong thời gian này, ông đã cứu sống được 77 người. Khi vào Đại học Eureka, Ronald làm bánh hamburger và lau rửa bàn trong ký túc xá nữ.
geraldford-rangerbig-from-national-park-
Gerald Ford - Nhân viên bảo vệ tại công viên
Hè năm 1936 là quãng thời gian Ford đợi nhập học trường luật Yale. Ông cũng tranh thủ khoảng thời gian này để làm nhân viên bảo vệ làm thời vụ tại Công viên Quốc gia Yellowstone. Một trong những nhiệm vụ của ông là hộ tống những chiếc xe mang thức ăn cho gấu.
3134429-1373623783_500x0.jpg
Richard Nixon - Bán thịt gà và người hô trò "Bánh xe may mắn"
Trong giai đoạn 1928 - 1929, Richard đến thăm mẹ và anh trai mình tại Prescott, bang Arizona. Suốt quãng thời gian ở đây, Nixon làm nghề giết mổ và bán thịt gà. Nhưng với ông, công việc ưu thích nhất vẫn là người hô trò "Bánh xe may mắn" tại lễ hội Slippery Gulch.
johnson-6-1373623784_500x0.jpg
Lydon B. Johnson - Đánh giày và chăn cừu
Năm 9 tuổi, Johnson đã biết dành kỳ nghỉ hè của mình để đi đánh giày kiếm tiền. Khi lớn hơn, ông đã có lúc dành thời gian nghỉ để chăn dê và làm cả trên những cánh đồng bông của bác mình.

According to Business Insider

Jul 11, 2013

Dành cho những ai có thẻ tính Dụng -Credit Card- Use smartly@

Người khôn là người biết tiêu tiền? Hãy theo dõi câu chuyện sau!
Tôi tốt nghiệp 2 trường đại học tốt nhất nước với tấm bằng đỏ, đi học nước ngoài, về làm cho Tây, lương đến 3 nghìn USD, quản lý cả trăm con người, chắc với thành tích như vậy, tôi phải tin tôi là người khôn. Nhưng nếu tin như vậy thì tôi lại là người không biết tiêu tiền. Để hiểu rõ, tôi xin kể đầu đuôi cho mọi người.
Chuyện 1: Cách đây 3 năm, tôi thường phải đi công tác nước ngoài, mỗi lần đi đều phải đi lo đổi tiền, tìm cửa hàng, hoặc hỏi người quen làm ngân hàng…sau đó khi về thi lại đi lo đổi lại tiền tiêu thừa.
Kết luận: Tại thời điểm đó thế giới đã dùng thẻ tín dụng là chính, ở Việt nam cũng phát hành cả triệu thẻ, nhưng tôi không biết vì không ai bảo tôi. Vậy là tôi không biết cách tiêu tiền, chứ không phải tôi không khôn. Lý do thuyết phục hơn chính là “mình ngu”.
Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần đổi một ít ngoại tệ để dự phòng thôi, còn ra nước ngoài nên xài thẻ cho tiện!
Chuyện 2: Sau khi được tư vấn nhồi sọ, tìm hiểu thẻ... mất cả nhiều tháng mới hiểu rõ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....và hào hứng mở cái thẻ ANZ đầu tiên. Nhưng đấy gọi là tìm hiểu chứ thực tế cũng không biết chi tiết rút tiền mặt thì mất bao nhiêu phí, phí thường niền, ưu đãi như thế nào vì cái thằng mở thẻ cho mình nó không nói...và tôi đã phải trả giá đắt cho việc rút tiền mặt ra tiêu.
Kết luận : Không ai đủ thời gian và kiên nhẫn để tìm hiểu hết mấy trăm sản phẩm thẻ trên thị trường, đầy đủ thông số như vậy để ra quyết định cả. Người khôn lại càng không làm như vậy. Nhưng tôi vẫn ấm ức và ghét cái vụ mất thời gian này.
Trường hợp này, khi các bạn có thẻ credit card rồi nên sử dụng để chi tiêu và mua hàng hóa thôi, cái này được gọi là "mua trước trả sau không mất phí@", mượn tiền trước của ngân hàng để mua hàng! vì sao vậy? câu trả lời rất đơn giản là các nơi bạn mua hàng chấp nhận trả qua thẻ tính dụng đều đã có thỏa thuận trả phí với ngân hàng rồi nên bạn cứ yên tâm mà cà thẻ@, nhưng bạn chú ý phải trả lại tiền cho ngân hàng trong thời gian ngân hàng cho phép, số ngày quy định phải trả tùy theo từng ngân hàng! một điểm cấm kỵ khi bạn sử dụng thẻ Credit card là đừng bao giờ rút tiền mặt qua thẻ TD trừ trường hợp bất đắc dĩ- bởi vì bạn sẽ phải trả phí rút tiền mặt rất cao cho ngân hàng!
Chuyện 3:  Sau khi có thẻ, họ phát cho tôi một cuốn sổ dày bịch những điểm ưu đãi và thanh toán dành cho chủ thẻ, về nhà ném ngay vào gầm giường, vì nghĩ đi đâu mà cũng phải  mang cuốn này đi tra cứu thì rõ là ngu rồi. Thỉnh thoảng  ngân hàng có nhắn SMS như tin rác, nhưng chẳng ai đọc cả.
Kết luận: Mất tiền ngu, vì bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, du lịch, các trung tâm mua sắm... dùng thẻ của ANZ, HSBC hoặc các thẻ tính dụng của ngân hàng khác đều được giảm đến từ 30- 60% mà bạn không biết. Ấm ức và khó chịu tăng lên từ lúc không có thẻ, đến có thẻ và cuối cùng là chi tiêu bằng thẻ.

“Trả thù ”???
Gọi là như vậy cho bõ tức, thực ra  có một trang web tôi tình cờ biết được giúp bạn tra cứu các chương trình khuyến mãi mỗi khi bạn muốn sử dụng thẻ "Credit card" cho một dịch vụ hoặc trường hợp nào đó! hy vọng trang WEB này giúp được bạn hoặc những người đã đang và sẽ gặp vào hoàn cảnh như vậy.  http://diemuudai.vn

Tra cứu rất đơn giản:
Bạn chỉ cần nhập tên loại thẻ bạn đang sử dụng, chọn loại hình dịch vụ mà bạn có ý định mua để biết liệu chương trình khuyến mãi hay không@. nếu có thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều đấy#

Nguoiphongthuy



 


Đừng lãng phí thời gian

Quy tắc tiết kiệm TG

Quản lý thời gian tốt sẽ quản lý tiền bạc tốt. Dưới đây là một số lời khuyên giúp chúng ta có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả để có thể nâng cao thu nhập.
Mỗi người đều được ban tặng 168 giờ một tuần, dù cho là Bill Gates, tôi hoặc bạn đi chăng nữa. Bỏ qua quãng thời gian nghỉ ngơi, chúng ta có khoảng 120 giờ để làm việc mỗi tuần. Trong 120 giờ đó, nhiều người trong chúng ta dành nhiều cho công việc để kiếm tiền nhưng liệu nó đã được sử dụng thực sự hiệu quả.
Công việc nhà, vệ sinh cá nhân cũng cần thời gian và sau tất cả, chúng ta chỉ có một quãng thời gian nhỏ để được làm những gì mình muốn. Đôi khi, bạn lao mình vào một ý tưởng vừa xuất hiện, tiêu tốn nhiều giờ đồng hồ để rồi cảm thấy nó đi tới ngõ cụt vì thiếu sự chuẩn bị và không kịp chuẩn bị, thực hiện tốt công việc chính. Đó cũng là lãng phí thời gian.
untitled-1373537656_500x0.jpg
Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc tốt. Ảnh: Saving Advice
Sử dụng hợp lý khoảng thời gian bị lãng phí đó một cách hợp lý như tạo lập các mối quan hệ, thực hiện một dự án có thể giúp bạn tăng thêm thu nhập cho cuộc sống của chính mình. Thời gian là tiền bạc. Nếu quản lý thời gian tốt, bạn sẽ quản lý tiền bạc của mình tốt.
Làm cách nào để đạt được điều đó? 
Dưới đây là 4 kỹ năng đơn giản để quản lý thời gian hiệu quả.
1. Bắt đầu ngày mới với các kế hoạch được lập sẵn
Tạo một danh sách những gì bạn cần thực hiện trong ngày hôm nay, thường là 4 công việc. Đừng chỉ liệt kê theo kiểu thứ tự 1, 2, 3, 4..., hãy nghiên cứu kỹ từng công việc trong vòng vài phút và chắc chắn rằng bạn có đủ tài liệu, khả năng để thực hiện chúng. Ngoài ra, danh sách này còn giúp bạn có ý tưởng cho công việc tốt nhất nên làm kế tiếp.
2. Thực hiện kết hợp công việc hợp lý
Những công việc như sử dụng điện thoại, soạn email, chuẩn bị hồ sơ... có thể được thực hiện trong cùng một thời điểm để tiết kiệm thời gian. Công việc chính thì khác, nó đòi hỏi sự tập trung cao của bạn nếu không, hiệu quả sẽ giảm sút. Bạn nên tạm ngưng sử dụng một số phương thức kết nối như tắt điện thoại, email trong một giờ hoặc lâu hơn để dồn hết sức lực cho công việc. Khi mọi thứ hoàn tất, hãy quay lại và thực hiện kiểm tra thông tin theo cách thực hiện trong cùng thời điểm đã nói ở trên.
3. Ngồi thiền
Nghe qua có vẻ vô lý nhưng nó thực sự có tác dụng. Đơn giản là để thoát ra khỏi tình trạng hao mòn thể chất và tinh thần trong cuối ngày. Hãy thử ngồi thiền trong 15 hoặc 20 phút vào lúc công việc kết thúc, chỉ cần ngồi lên ghế và thư giãn, bạn sẽ thấy mình tỉnh táo và thoải mái ngay sau khi thực hiện điều này.
4. Viết ra những thứ trong tâm trí
Luôn mang bên mình một cuốn sổ nhỏ và chiếc bút mọi lúc. Bất cứ khi nào có công việc cần làm xuất hiện trong đầu, bạn hãy ghi nó lại vào cuốn sổ. Sau đó, lướt qua danh sách này và thực hiện những công việc được ghi trong đó vào những lúc rảnh rỗi trong ngày. Việc ghi ra sẽ giúp bạn không tốn nhiều năng lượng trí óc, nâng cao khả năng tập trung vào công việc hiện tại của mình.
  (theo Saving Advice)

Jul 8, 2013

Cách chọn năm sinh con hợp tuổi với ba mẹ

Theo quan niệm của cổ học phương Đông, mỗi người sinh ra đều có một mệnh thuộc ngũ hành. Theo đó.
Quy luật ngũ hành khái quát hóa thế giới vật chất bằng ngũ hành, đó là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Theo đó, cứ hai hành kế tiếp nhau thì hợp gọi là tương sinh, còn đứng cách nhau thì khắc, gọi là tương khắc. (xem hình minh họa bên dưới)
- Tương sinh: Hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ.
Người xưa quy ước: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Tương khắc: Ức chế, ngăn trở.
Theo đó, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
ví dụ trong trường hợp vợ chồng mệnh Thủy sẽ khắc con mệnh Hỏa. Tuy nhiên, cái khắc này là tốt bởi cha mẹ thắng, ức chế được con cái. Tương tự, người anh hoặc chị đầu mệnh Hỏa, có em mệnh Kim, theo ngũ hành thì Hỏa khắc Kim. Song cái khắc này cũng tốt bởi anh, chị thắng em, nói em nghe lời là được. (cách chọn sinh con cái tương tự cho các ngũ hành khác trong hình mô tả bên dưới)
một ví dụ khác nếu cha mẹ thuộc mệnh Thủy nên chọn sinh con thuộc mệnh Kim (xem lịch vạn niên để biết năm nào thuộc mệnh gì trong âm dương ngũ hành), như vậy Kim sinh Thủy, đứa con này sẽ mang lại vận may cho bố mẹ.
Trong Trường hợp Ba mẹ khắc nhau, ví dụ Ba mệnh hỏa, Mẹ Mệnh thủy nghĩa là Mẹ khắc Ba trong trường hợp này nên chọn sinh con vào mệnh Mộc, người con mệnh mộc sẽ trung hòa sự khắc khẩu giữa ba và mẹ. Trường hợp tốt nhất để gia đình thịnh vượng, mọi người gắn kết và bổ trợ lẫn nhau thì trong gia đình nên có đủ ngũ hành tương sinh & tương khắc.
Nếu thừa nhận học thuyết cổ học phương đông là đúng, hệ quả có suy luận trên. Tuy nhiên, trên thực tế những quy luật này chỉ nên tham khảo, không nên máy móc xem đó là căn cứ để quyết định những việc lớn trong cuộc đời. 
Để áp dụng ngũ hành trong quan hệ làm ăn với đối tác và sử dụng các vật phẩm khắc chế đối phương xem bài liên quan trong blog này!
Mọi thư từ cần tư vấn về vấn đề phong thủy xin gửi về địa chỉ:
Người phong thủy.

nguhanh-1373245258_500x0.jpg

Jul 2, 2013

Phong Thủy # 1



THUẬT PHONG THỦY & VẬN MẠNG GIA CHỦ TRONG ÂM DƯƠNG NGỦ HÀNH

Phong thủy là học thuyết nghiên cứu hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống phúc họa của con người, trong đó gió là hiện tượng dòng khí chuyển động, và dòng nước tượng trưng cho địa thế.
Phong thủy không phải yếu tố đơn lẻ, mà là tổng hợp hàng loạt địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió cùng dòng nước tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.
Phong thủy liên quan đến “cát-hung, họa-phúc, thọ-yểu” và sự thông cùng của nhân sự, Cát nghĩa là phong thủy hợp Hung ắt là phong thủy không hợp.
"Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy".
Hai chữ Phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm, và chọn nơi trú ngụ, hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên là thuật phong thủy. Thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành.
Âm Dương: là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là Dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn.
Ngũ hành: Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. (Hệ tương sinh)

Đặc điểm của người mạng Mộc:
Mộc chỉ mùa xuân, sự tăng trưởng và đời sống cây cỏ.
  • Thuộc khí Âm : Mộc mềm và dễ uốn.
  • Thuộc khí Dương : Mộc rắn như thân sồi.
Mộc có thể là cây gậy để chống, cũng có thể là cây giáo để đâm, ý nói ở đây là những người mạng mộc rất linh hoạt và uyển chuyển.
Người mạng Mộc có tinh thần vị tha nhân và năng nổ. Là người nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Họ tưởng tượng nhiều hơn thực sự gắn bó với kế hoạch.
  • Tích cực: Có bản tính nghệ sỹ, làm việc nhiệt thành.
  • Tiêu cực: Thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, và khi đã giận thì thường bỏ ngang công việc.
Vạn vật thuộc Hệ Mộc giúp gia chủ tặng thêm sinh khí cho mình:
  • Các loài thảo mộc.
  • Đồ đạc bằng gỗ.
  • Giấy.
  • Màu xanh lục
  • Cột trụ
  • Sự trang hoàng
  • Tranh phong cảnh.
Đặc điểm của người mạng Hỏa:
Khái niệm Hành Hỏa chỉ mùa hè, lửa và sức nóng. Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn.
Ở khía cạnh tích cực, Hỏa tiêu biểu cho danh dự và sự công bằng.
Ở khía cạnh tiêu cực, Hỏa tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh.

Tính cách của người mang mạng Hỏa:
Người mạng Hỏa yêu thích hành động và thường nắm vai trò lãnh đạo.
Họ có khả năng lôi kéo người khác vào guồng quay của mình, những người mạng Hỏa không ưa luật lệ và nhiều lúc bất chấp hậu quả.
  • Tích cực: Người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.
  • Tiêu cực: Nóng vội, lợi dụng người khác mà không mấy quan tâm đến cảm xúc.
Vạn vật thuộc hệ Hỏa giúp mang sinh khí đến cho gia chủ:
·  Hình tượng mặt trời.
·  Nến, đèn các loại
·  Tam giác
·  Màu đỏ
·  Vật dụng thủ công.
·  Tranh ảnh về mặt trời, lửa

Đặc điểm của người Mang mạng Thổ:
Hành Thổ chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác.
 Khi tích cực, Thổ biểu thị lòng công bằng, trí khôn ngoan và bản năng;
 Khi tiêu cực, Thổ tạo ra sự ngột ngạt hoặc biểu thị tính hay lo về những khó khăn không tồn tại.
Tính cách của người mang mạng Thổ:
Người mạng Thổ có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp đỡ người khác. Do kiên nhẫn và vững vàng, họ có một sức mạnh nội tâm.
  • Tích cực: Trung thành, nhẫn nại và có thể tin cậy.
  • Tiêu cực: Có khuynh hướng thành kiến.
Vạn vật thuộc hành thổ giúp gia chủ tăng cường sinh khí
Đặc điểm của người mang mạng Kim
Hành Kim chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh. Khi tiêu cực, Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.
Tính cách của người mang mạng Kim:
Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ thăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.
Vạn vật thuộc hành kim giúp gia chủ gia tăng sinh lực:
  • Tích cực: Mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn.
  • Tiêu cực: Cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị.
  • Tất cả các kim loại.
  • Hình dáng tròn bầu.
  • Mái vòm
  • Vật dụng kim khí
  • Cửa và bậc cửa.
  • Đồ dùng nhà bếp.
  • Màu trắng, xám, bạc và vàng ươm.
  • Tiền đồng.
  • Đồng hồ
Đặc điểm của người mang mạng thủy:
Hành Thủy chỉ về mùa đôngnước nói chung, cơn mưa lất phất hay mưa bão. Chỉ bản ngã, nghệ thuật và vẻ đẹp. Thủy có liên quan đến mọi thứ. Khi tích cực, Thủy thể hiện tính nuôi dưỡng, hỗ trợ một cách hiểu biết. Khi tiêu cực, Thủy biểu hiện ở sự hao mòn và kiệt quệ. Kết hợp với cảm xúc, Thủy gợi cho thấy nỗi sợ hãi, sự lo lắng và stress.
Tính cách của người mang mạng thủy:
Người mạng Thủy giao tiếp tốt. những người mang mạng thủy có khiếu ngoại giao và tài thuyết phục. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi, họ nhìn sự vật theo quan điểm tổng thể.
  • Tích cực: Có khuynh hướng nghệ thuật, thích kết bạn và biết cảm thông.
  • Tiêu cực: Nhạy cảm, mau thay đổi và gây phiền nhiễu.
Vạn vật thuộc hành thủy giúp gia chủ tăng thêm sinh khí:
Tương sinh:
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.


Chu kỳ Tương sinh
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Chu kỳ Tương khắc
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Thổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
TO BE CONTINUE...